"Một cuộc tấn công phi thường" của Quân Giải phóng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong lúc tìm tài liệu, tôi tình cờ đọc được một số bài viết về trận tấn công của Quân Giải phóng vào Trạm phát sóng Pleiku (Pleiku Radio Station) của quân đội Mỹ đặt tại núi Hàm Rồng năm 1968. Đây là thông tin từ phía đối phương nên thiếu hẳn những chi tiết về quân ta. Tuy vậy, qua đó cũng có thể nhận ra tinh thần quả cảm, chiến công thầm lặng nhưng vô cùng ý nghĩa của những người lính đặc công Việt Nam.
Theo bài viết của một viên trung tá Mỹ, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử, công bố cách đây 15 năm, chương trình “Tiếng nói quân đội” (The Voice of the Army) của họ thuộc hoạt động tâm lý chiến. Cùng với đó, người Mỹ đã thả hàng chục ngàn radio cài sẵn tần số xuống nhiều khu vực để truyền đi các thông điệp theo chủ đích của họ. Về phía ta, trong một nỗ lực ngăn chặn hiệu quả, Đài Tiếng nói Việt Nam thường tìm mọi cách để phá loại sóng này của quân Mỹ.
Cuối năm 1967, quân đội Mỹ tiến hành đặt 1 máy AM 50.000 watt tại khu vực núi Hàm Rồng. Chính thức hoạt động từ tháng 12-1967, địch đánh giá đây là một trong những đài phát sóng mạnh nhất của hệ thống tâm lý chiến. Trạm phát sóng Pleiku khi đó bao gồm nhiều thùng xe chuyên dụng, bảo dưỡng và các xe tải hạng nhẹ. Thiết bị kỹ thuật đặt trong hầm ngầm, xung quanh được che chắn bởi các dãy thùng phuy lớn chứa đầy đất cùng nhiều bao cát. Xa hơn, có hàng rào thép gai vây quanh. Ngoài ra, trạm phát sóng còn có tháp canh và được bảo vệ bởi 1 đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tất nhiên, quân Mỹ cũng biết rõ điểm yếu của đơn vị đặc biệt này. Vì, mặc dù trạm đóng ở vị trí lý tưởng để phát sóng, nhưng địa điểm lại xa trung tâm và bị lộ về mặt chiến thuật. Được xem như một tiền đồn, nó không nằm trong phạm vi phòng thủ của bất kỳ đơn vị nào nên dễ bị tấn công. Chưa kể, với trụ ăng ten vô tuyến cao đến 76,2 m, trạm phát sóng là một điểm ngắm bắn khá thường xuyên của Quân Giải phóng.  
Đêm 23-3-1968, một đơn vị đặc công Quân Giải phóng đã bí mật vượt qua vọng gác, hàng rào kẽm gai, lặng lẽ áp sát mục tiêu. Khoảng 2 giờ 15 phút ngày 24-3-1968, khi lính Mỹ đang ngủ say thì đạn B40 đã làm nổ tung một khu nhà. Các cố vấn, sĩ quan và binh lính Mỹ hốt hoảng, choàng dậy nháo nhào tìm chỗ núp, trong khi nhiều phát đạn B40, AK tiếp tục điểm xạ. Cùng lúc, mìn và lựu đạn từ phía những người lính đặc công tới tấp ném vào các hầm trú ẩn và lều trại, thùng xe chuyên dụng, thiết bị kỹ thuật của đối phương. Lúc này, nghe tiếng nổ, đơn vị lính Việt Nam Cộng hòa làm nhiệm vụ bảo vệ mới đến ứng cứu. 3 giờ 30 phút sáng, trận địa mới im tiếng súng, khi những người lính đặc công của ta đã rút đi.
Bài viết cho biết, khi trận tập kích diễn ra, phía Mỹ gồm có: Đại úy Michael Jordan, Trung úy Michal Alvin Merkel, 4 hạ sĩ quan và các chuyên gia: Henry Baldys, Jimmie Carroll, Batino, Baldys. Trạm phát sóng có 4 người bị thương, trong đó, sĩ quan bị thương nặng nhất chết khi đến bệnh viện là Trung úy chỉ huy, kỹ sư Michal A. Merkel; lực lượng đặc công của Quân Giải phóng có khoảng 6 người hy sinh. Phần lớn các thiết bị kỹ thuật bị làm hỏng hoặc phá hủy. Trạm phát sóng Pleiku hoàn toàn tắt tiếng. Ngay sáng hôm sau, chiến công của các chiến sĩ đặc công được Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin trên làn sóng điện, từ Hà Nội.
Núi Hàm Rồng. Ảnh: Phan Nguyên
Núi Hàm Rồng. Ảnh: Phan Nguyên
Nhận thức được tầm quan trọng của Trạm phát sóng Pleiku, quân đội Mỹ đã quyết định làm cho nó sống lại trong thời gian sớm nhất có thể. Ngay lập tức, các thiết bị từ căn cứ quân sự Okinawa (Nhật Bản) nhanh chóng được chuyển đến để thay thế gần như là toàn bộ. Mặc dù thi công, sửa chữa cả ngày lẫn đêm nhưng cũng phải đến 10 ngày sau thì trạm phát sóng này mới tái hoạt động.
Chưa rõ lực lượng đồn trú và bảo vệ Trạm phát sóng Pleiku vốn được quân Mỹ đánh giá là rất quan trọng đã được bố trí cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, qua các văn bản của quân đội Mỹ, có thể thấy, việc đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan (thất bại vì trạm đóng xa như tiền đồn, không có sự phòng thủ tốt, binh lực sơ sài) là một sự thật. Các thông tin của địch cũng được diễn đạt theo hướng làm giảm bớt sự anh dũng của những chiến sĩ đặc công quân ta (lợi dụng đêm tối, lực lượng đông đảo, hy sinh nhiều hơn).
Căn cứ trên tài liệu hiện có, thời điểm sự kiện diễn ra vào ngày 23-3-1968 (tức 25 tháng 2 Âm lịch). Như vậy, đây là trận đánh không nằm trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.  
Hàng loạt bài viết về giai đoạn kể trên, đặc biệt là các tài liệu chính thống của ta đều không nhắc đến sự kiện này. Theo các thông tin từ phía Mỹ, khoảng 20 bộ đội đặc công (sappers) đã tham gia cuộc tập kích táo bạo kéo dài 1 giờ 15 phút và gây nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản quân sự. Đơn vị nào đã thực hiện trận đánh mà ngay cả đối phương cũng phải thừa nhận là “một cuộc tấn công phi thường” (an extraordinary attack) và những ai đã hy sinh ngày hôm đó (nếu có) là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu lịch sử sẽ phải trả lời trong thời gian tới.
Hàm Rồng với miên man hoa dã quỳ là một điểm nhấn của du lịch Pleiku và Gia Lai. Người dân thành phố này càng tự hào hơn khi biết rằng 53 năm trước, cũng vào tháng 3 lịch sử, chính tại khu vực này, từng có một trận đánh của những chiến sĩ anh hùng.
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.