Một bang của Đức muốn tiếp nhận lao động trẻ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(NLĐO) - Bang Hessen là trung tâm kinh tế lớn của Đức, có thế mạnh về các lĩnh vực như: công nghiệp hóa chất, dược phẩm, chế tạo máy, sản xuất ô tô, cơ khí…

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung vừa có buổi tiếp ông Boris Rhein, Thủ hiến bang Hessen (CHLB Đức) để trao đổi về đẩy mạnh hợp tác song phương trong đào tạo nghề và tuyển dụng lao động có tay nghề, cho cả thị trường lao động Việt Nam và bang Hessen.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng CHLB Đức là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Âu. Trong những năm qua, hợp tác về lao động, giáo dục nghề nghiệp giữa hai nước đạt những kết quả tích cực. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB-XH đã triển khai đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ CHLB Đức ở 45 trường cao đẳng tại Việt Nam.

Việt Nam có mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 1.996 trường cao đẳng và trung cấp nghề, với quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 2 triệu người, đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước.

Năm 2025, hai nước sẽ tiến hành kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác, trong đó Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Lao động và Xã hội CHLB Đức đã thống nhất tổ chức Diễn đàn Lao động Việt Nam – CHLB Đức vào tháng 4-2025, tại CHLB Đức.

Các đại biểu tại buổi làm việc.
Các đại biểu tại buổi làm việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược. "Do đó, chúng tôi mong muốn bang Hessen hợp tác, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm và điển hình thành công trong công tác giáo dục nghề nghiệp của bang Hessen, đặc biệt là mô hình đào tạo nghề kép; hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho giảng viên/giáo viên giáo dục nghề nghiệp; tiếp nhận, tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ điều kiện vào làm việc tại các doanh nghiệp của Đức…" - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đề nghị.

Ông Boris Rhein khẳng định hai bên có nhiều tiềm năng để tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và bang Hessen có thế mạnh. Thủ hiến bang Hessen mong muốn giữa Bộ LĐ-TB-XH và bang Hessen đẩy mạnh hợp tác song phương trong đào tạo nghề và tuyển dụng lao động có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Ông Boris Rhein cho biết hầu hết các ngành công nghiệp tại Hessen đang thiếu hụt lao động, từ công nghiệp dược, công nghiệp hóa chất, chế tạo ô tô… Vì vậy, lĩnh vực cần lao động rất rộng, không chỉ là những người sang CHLB Đức học đại học, mà còn cả những người lao động sang học nghề. "Chúng tôi có một hệ thống đào tạo nghề rất hiệu quả và luôn sẵn sàng chào đón các bạn trẻ Việt Nam sang học nghề" - ông Boris Rhein nói.

Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null