Đức Cơ thoát nghèo bền vững nhờ được đào tạo nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhờ đó, nhiều người lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Đình Tiến-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ-cho biết: Để mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Phòng đã phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát nhu cầu đào tạo nghề và việc làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2022 đến nay, Phòng phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện mở 34 lớp dạy nghề cho hơn 1.000 lao động. Nhiều học viên sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm, có thu nhập ổn định.

thoat-ngheo-ben-vung-nho-duoc-dao-tao-nghe-bg.jpg
Phụ nữ làng Tung (xã Ia Nan) tham gia lớp học nghề may. Ảnh: Cẩm Vân

Chị Rơ Mah H’De (làng Tung, xã Ia Nan) chia sẻ: Cuối tháng 9-2024, khi xã mở lớp dạy nghề may, mình đã đăng ký tham gia. Với sự chỉ dạy của các giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai, mình đã thành thạo nghề.

Hiện nay, mình đã mua máy may để sửa đồ cho gia đình và nhận sửa quần áo cho bà con trong làng. Mỗi tháng, mình có thêm thu nhập 3-4 triệu đồng từ nghề may.

Cô Nguyễn Thị Vân-Giảng viên Khoa Nghiệp vụ Du lịch (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho biết: Thời gian qua, nhà trường ký hợp đồng với huyện Đức Cơ dạy may cho 30 học viên là phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Ia Nan. Sau 2 tháng theo học, hầu hết học viên đều biết sử dụng máy may gia đình. Một số chị em đã mua máy may để hành nghề, nâng cao thu nhập.

Tương tự, lớp học nghề điện dân dụng cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho lao động nông thôn. Anh Lý Văn Cường (làng Ngol Rông, xã Ia Krêl) cho biết: Gia đình anh thường xuyên sử dụng điện và các thiết bị điện. Trước đây, bản thân anh chưa hiểu gì về điện nên khi có thiết bị điện hư hỏng đều phải gọi thợ về sửa chữa, vừa mất thời gian chờ đợi lại tốn thêm chi phí.

“Sau khi được đào tạo nghề điện dân dụng, tôi có thể sửa chữa một số thiết bị điện trong gia đình. Thời gian tới, tôi sẽ nhận sửa chữa các thiết bị điện và hệ thống điện trong nhà cho người dân để tạo thêm thu nhập”-anh Cường phấn khởi cho hay.

Theo ông Rơ Mah Chăt-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Krêl: Từ năm 2022 đến nay, xã phối hợp mở 2 lớp đào tạo nghề điện dân dụng cho 60 lao động nông thôn. Kết thúc khóa học, các học viên hiểu được các nguyên lý chung của mạch điện, cách thiết kế mạch điện chiếu sáng, cũng như việc chọn và vận hành an toàn các thiết bị điện gia dụng.

Ngoài ra, các học viên còn lắp đặt và sửa chữa được một số mạch điện chiếu sáng trong gia đình.

Bên cạnh đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, UBND huyện còn phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai, Trường Cao đẳng Thaco, Công ty cổ phần May Lilama 18 và các doanh nghiệp tổ chức hội nghị đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Hội nghị đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện được tiếp cận thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động, đăng ký tham gia học nghề và làm việc phù hợp với điều kiện, năng lực của bản thân.

Cùng với đó, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 9 phiên giao dịch việc làm với hơn 150 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tham gia, thu hút trên 1.000 lao động đến tìm hiểu thông tin.

Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện cho biết thêm: “Thời gian tới, Phòng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Đồng thời, phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề tại các địa phương cũng như vận động người dân, nhất là người dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động. Đặc biệt, Phòng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh kết nối các doanh nghiệp nhằm tạo việc làm cho các lao động đã được đào tạo”.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đ.T

Để tất cả người lao động đều có Tết

(GLO)- Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Với mục tiêu tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) đều có điều kiện đón Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang tích cực triển khai kế hoạch chi trả lương, thưởng và tặng quà Tết.

Thước đo sự hài lòng

Thước đo sự hài lòng

UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức công bố chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, qua đó cho thấy nhiều cơ quan trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực cải cách chỉ số năng lực cạnh tranh để phục vụ người dân.

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.