Đề xuất Nhật Bản mở thêm 2 ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó có 2 lĩnh vực được cho là lợi thế của Việt Nam.

Bộ LĐ-TB-XH vừa có buổi tiếp ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Hai bên cùng khẳng định, chưa bao giờ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản lại tốt đẹp như giai đoạn hiện nay. Quan hệ đó không chỉ về chính trị, kinh tế, văn hóa, mà các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

Buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki

Tại buổi làm việc ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, đặc biệt tiềm năng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Số liệu thống kê cho thấy, hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản.

“Vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chương trình mới thay thế cho chương trình thực tập sinh kỹ năng cũ. Mục tiêu của chương trình mới là ưu tiên bảo vệ quyền lợi người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, tạo cơ hội cho người lao động làm việc lâu hơn, qua đó giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do dân số già hóa tại quốc gia này” - ông Ito Naoki thông tin.

Song ông Ito Naoki cho biết thêm chương trình mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ tiếng Nhật nhất định. Trong thời gian tới kỳ vọng Việt Nam quan tâm hơn nữa tới vấn đề đào tạo nhân lực trước khi phái cử sang Nhật làm việc.

Hai bên cùng nhau trao đổi các vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm như Dự án "Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", Hiệp định BHXH...
Hai bên cùng nhau trao đổi các vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm như Dự án "Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", Hiệp định BHXH...

Bên cạnh đó, Đại sứ Ito Naoki mong muốn lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ Dự án "Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", mà Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) đang triển khai.

Đề cập đến lĩnh vực kỹ năng đặc định, theo Đại sứ Ito Naoki, chương trình kỹ năng đặc định số 2 (Tokutei Gino 2) mới có 37 người, trong đó có 20 lao động Việt Nam. Do đó, Nhật Bản mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác hơn nữa để quảng bá chương trình này.

Hiện các cơ sở y tế của Nhật mong muốn tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam theo chương trình VJEPA – chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. "Song, số ứng viên tham gia chương trình này chưa đáp ứng được nhu cầu, mặc dù phía Nhật Bản đã nới lỏng một số tiêu chí như giảm thời gian đào tạo tiếng Nhật xuống 3 tháng” - Đại sứ Nhật Bản nói.

Đại sứ Nhật Bản mong muốn trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục quan tâm để gia tăng số ứng viên điều dưỡng sang Nhật. Phía Nhật Bản cũng mong muốn hai quốc gia sớm khởi động việc đàm phán thỏa thuận BHXH song phương giữa hai nước.

Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản

Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, nhiều chương trình, dự án như Chương trình Thực tập sinh kỹ năng, Chương trình lao động kỹ năng đặc định, Chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)... đã được Bộ phối hợp với phía Nhật Bản triển khai và đạt được nhiều kết quả.

Đây là một kết quả rất tích cực thể hiện chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh, lao động Việt Nam sang Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây. Từ năm 2016 có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, đến nay con số này lên tới 570.000 người.

Bộ trưởng cũng đề cập đến việc 2 bên đã phối hợp triển khai tốt kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định trong ngành hộ lý, nông nghiệp trong tháng 4 vừa qua, tiến tới tổ chức thi đánh giá trong ngành lưu trú, khách sạn.

Về phát triển nguồn nhân lực, theo ông Đào Ngọc Dung, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn. Hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.

Cũng theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH, trong bối cảnh đồng yen giảm sút nhưng người lao động vẫn lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến. Điều đó thể hiện niềm tin của người lao động dành cho Đất nước Mặt trời mọc. Vì vậy, Bộ trưởng đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng và sản xuất chế biến thực phẩm - hai lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.

Trao đổi về Hiệp định BHXH với Nhật Bản, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn và đề nghị hai bên thúc đẩy nhanh hơn để tiến tới Hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Bởi lực lượng lao động của Việt Nam và Nhật Bản rất đông, không nên để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần, gây khó khăn cho người lao động hai nước, lấy lợi ích của người lao động, công dân của hai nước làm nền tảng.

Theo Minh Khải (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

"Ánh sáng" từ đôi bàn tay

"Ánh sáng" từ đôi bàn tay

(GLO)- Mất đi ánh sáng, người khiếm thị gặp vô vàn khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống. Tuy nhiên, bằng nghị lực và sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, nhiều người khiếm thị ở Gia Lai đã vượt qua nghịch cảnh, học nghề, tìm kiếm công việc phù hợp, chăm lo cho bản thân và vui sống mỗi ngày.