Quốc hội thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với 418 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 87,45%, sáng 24-6, Quốc hội đã bấm nút thông qua dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

1qh.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Ảnh nguồn hanoionline.vn

Luật gồm 7 chương, 45 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025.

Theo đó, Luật được bổ sung, hoàn thiện các quy định để chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, lấy vị trí việc làm là trung tâm, căn cứ để thực hiện tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm. Đồng thời bãi bỏ quy định thi, xét nâng ngạch để đồng bộ với nguyên tắc bố trí vị trí việc làm nào thì được xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm đó.

Ngoài ra, Luật cũng đưa ra điều khoản chuyển tiếp về thời hạn phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với công chức được tuyển dụng trước ngày Luật có hiệu lực.

Luật bổ sung, chỉnh lý các quy định về vị trí việc làm, xếp ngạch công chức để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ khu vực tư, khuyến khích công chức phát triển theo con đường chuyên môn, nghiệp vụ mà không nhất thiết phải bổ nhiệm chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định, cơ quan quản lý sẽ sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng hoặc xem xét bố trí vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc để sàng lọc người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ra khỏi bộ máy.

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

null