Mông Cổ không thực hiện lệnh bắt của ICC, chuyến thăm của ông Putin thu nhiều thắng lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tổng thống Nga Putin vừa có chuyến thăm và làm việc thành công tại Mông Cổ trong 2 ngày ( 3- 4/9).  Ulaanbaatar bất chấp lệnh của Tòa Hình sự quốc tế (ICC) yêu cầu bắt ông Putin, trái lại đã dành cho người đứng đầu Điện Kremlin sự đón tiếp trọng thị. 
Tổng thống Nga V. Putin và người đồng cấp Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại cuộc gặp ở thủ đô Ulaanbaatar ngày 3/9. Ảnh: TASS

Tổng thống Nga V. Putin và người đồng cấp Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại cuộc gặp ở thủ đô Ulaanbaatar ngày 3/9. Ảnh: TASS

Lãnh đạo hai nước đã thảo luận về kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua lãnh thổ Mông Cổ, nâng cao hiệu quả của liên doanh Đường sắt Ulaanbaatar. Các dự án này có tiềm năng to lớn thúc đẩy hợp tác kinh tế, giúp Mông Cổ trở thành một hành lang quan trọng kết nối Nga với Trung Quốc.

Trong chuyến thăm này, Tổng thống Nga cũng đã tham dự lễ kỷ niệm 85 năm Trận Khalkhin Gol, một chiến thắng quyết định của lực lượng Liên Xô và Mông Cổ trước quân đội Nhật Bản, bảo vệ sườn phía đông của Liên Xô trong hầu hết Thế chiến II, trong chuyến đi này.

Trong cuộc gặp, ông Putin đã mời người đồng cấp Mông Cổ, Ukhnaagiin Khurelsukh, đến hội nghị thượng đỉnh BRICS tại thành phố Kazan của Nga vào tháng tới. Nhà lãnh đạo Mông Cổ Khurelsukh đã chấp nhận lời mời.

Theo RT, Liên minh châu Âu (EU), Ukraine và ICC kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Nga, vì "trục xuất cưỡng bức" trẻ em Ukraine năm 2023. Dù Mông Cổ là thành viên của ICC nhưng nước này không làm như vậy.

Phát ngôn viên của chính phủ Mông Cổ ngày 3/9 trả lời trang Politico qua thư điện tử rằng: "Mông Cổ nhập khẩu 95% các sản phẩm dầu mỏ và hơn 20% điện từ các khu vực lân cận của Nga. Nguồn cung cấp này rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của đất nước và người dân của chúng tôi. Mông Cổ luôn duy trì chính sách trung lập trong mọi mối quan hệ ngoại giao, như đã thể hiện trong các tuyên bố của chúng tôi cho tới nay".

Mông Cổ nằm giữa Nga và Trung Quốc, nước này vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Moscow và Bắc Kinh. Ulaanbaatar cũng đã ký Quy chế Rome và gia nhập ICC vào năm 2002, và một trong những thẩm phán của nước này đã được bổ nhiệm vào ICC hồi đầu năm nay. Mặc dù ICC có thể chính thức lên án Mông Cổ vì không thực thi lệnh của mình, nhưng không có thẩm quyền áp dụng các hình phạt như tiền phạt hoặc lệnh trừng phạt.

Nga tuyên bố lệnh bắt của ICC không có hiệu lực vì Moscow không tham gia Quy chế Rome. Nga cũng bác bỏ cáo buộc của Ukraine và EU, đồng thời chỉ ra rằng việc sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự không phải là một tội ác.

"Mông Cổ luôn duy trì chính sách trung lập trong các mối quan hệ ngoại giao. Điều này đã được thể hiện trong các tuyên bố của chúng tôi cho đến nay", phát ngôn viên chính phủ Mông Cổ nói.

Trong bài đăng trên nền tảng Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng, việc Mông Cổ chào đón ông Putin chứng minh lệnh bắt của ICC hoàn toàn không có giá trị. "Lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin của ICC hóa ra chỉ là một mảnh giấy vô nghĩa", ông Medvedev viết.

Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Nga Vladimir Putin mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với mối quan hệ Nga - Mông Cổ và tầm ảnh hưởng của Moscow trong khu vực. Đây không chỉ là cơ hội để hai quốc gia củng cố quan hệ song phương mà còn là dịp để Nga thể hiện vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh đối đầu với phương Tây.

Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định chuyến thăm của Tổng thống Putin được Trung Quốc đón nhận tích cực vì nó khơi gợi lại ký ức về sự đóng góp của cả ba quốc gia trong cuộc chiến với Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Moscow, chuyến thăm không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là thông điệp gửi đến thế giới rằng Nga không bị cô lập, bất chấp áp lực từ phương Tây.

Về tổng thể, chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin là bước đi quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Nga, nhằm củng cố quan hệ với Ulaanbaatar, thúc đẩy các dự án năng lượng chiến lược và khẳng định vị thế của Nga. Đây không chỉ là chuyến thăm mang tính lịch sử mà còn là động lực quan trọng cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Nga và Mông Cổ trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.