Món canh chua cá Việt Nam lọt Top 10 món canh, súp ngon nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Món canh chua cá dân dã, quen thuộc của người dân Việt Nam bất ngờ được Taste Atlas-một website ẩm thực nổi tiếng thế giới bình chọn vào hạng mục Top 10 món canh hoặc súp rau ngon nhất.

Taste Atlas bình luận, canh chua cá của Việt Nam có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều hương vị như chua, cay, ngọt, mặn. Món canh nấu chua nhờ hương vị tự nhiên của quả me, dứa, cà chua, nấu cùng giá đỗ, đậu bắp và một số loại rau thơm khác. Trong khi đó, cá được chế biến hầu hết là cá da trơn, nhưng đôi khi có thể nấu cùng cá chép, cá lóc. Món canh thanh mát này đầy đủ chất dinh dưỡng, rất phù hợp để dùng kèm cơm trắng.

Món canh chua cá của Việt Nam được trang web uy tín về ẩm thực vinh danh. Ảnh nguồn internet

Món canh chua cá của Việt Nam được trang web uy tín về ẩm thực vinh danh. Ảnh nguồn internet

Ở Việt Nam, tùy theo mỗi vùng miền mà món canh chua có nhiều nét biến tấu khác nhau. Vị chua của món canh ở miền Nam thường được lấy từ quả me, quả bần, còn ở miền Bắc thì bằng quả sấu. Không chỉ nấu với cá, canh chua còn có thể nấu với sườn non, chả cá hoặc thịt gà. Không chỉ hài hòa về hương vị, món canh chua còn đẹp mắt, hấp dẫn bởi chính các nguyên liệu được sử dụng. Ví như món canh chua ở miền Tây tạo ấn tượng bởi đa dạng sắc màu với màu đỏ của cà chua, màu vàng của bông điên điển, màu xanh của dọc mùng, màu trắng đục của thịt cá…

Thêm một lần nữa, Việt Nam khẳng định được nền văn hóa ẩm thực đặc sắc trên bản đồ ẩm thực của thế giới khi món canh vốn gần gũi, thân quen hàng ngày được vinh danh.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.