Mời chuyên gia giám định trống đồng cổ mới phát hiện tại Lào Cai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã lập tờ trình mời các chuyên gia chuyên ngành tiến hành nghiên cứu, giám định một cách khoa học, chính xác trống đồng cổ nghìn năm tuổi vừa được phát hiện tại Lào Cai.

Mặt trống đồng được tìm thấy ở Lào Cai. (Nguồn: Báo Lào Cai)
Mặt trống đồng được tìm thấy ở Lào Cai. (Nguồn: Báo Lào Cai)

Ngày 4/4, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai, cho biết để làm tốt công tác bảo quản, gìn giữ và phát huy tác dụng trong việc trưng bày sau này đối với trống đồng cổ nghìn năm tuổi và một số hiện vật khác vừa được phát hiện tại Lào Cai, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã lập tờ trình, trình cấp có thẩm quyền mời các chuyên gia chuyên ngành của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành nghiên cứu, giám định một cách khoa học, chính xác.

Đồng thời, Bảo tàng thành lập Hội đồng thẩm định giá, định giá đối với di vật, cổ vật, làm cơ sở chi hỗ trợ và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo tồn giá trị di sản.

Trước đó, ngày 28/3, trong quá trình san gạt đất làm nhà cho gia đình bà Hoàng Thị Vắng ở thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai), những người thợ bất ngờ phát hiện một trống đồng và một số di vật (xương, rìu đồng) nằm trong lòng đất.

Tổng thể trống đồng còn tương đối nguyên vẹn, có chiều cao 38cm, rộng đáy 67,5cm, mặt trống có đường kính rộng 63cm, phần tang trống cao 23cm, phần bầu và mặt trống cao 15cm.

Trống đồng có bốn quai được bố trí đối xứng hai bên cách nhau 27cm, xen kẽ giữa các hoa văn hình khắc vạch, hình người cách điệu và hình chim lạc. Chính giữa mặt trống được khắc họa hoa văn hình mặt trời gồm 12 cánh, xung quanh là những vòng hoa văn hình chim lạc và hình răng cưa đối xứng đều nhau.

Ngay sau khi nhận được tin báo từ cơ sở, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ nghiệp vụ trực tiếp xuống hiện trường, phối hợp với huyện Bảo Thắng, xã Gia Phú vận động người dân giao nộp trống đồng cùng di vật kèm theo cho Nhà nước và vận chuyển về Bảo tàng tỉnh Lào Cai quản lý, gìn giữ, phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Tạm thời chiếc trống đồng được đặt tên là trống đồng Gia Phú (gắn với tên địa danh hiện vật được tìm thấy). Theo đánh giá bước đầu của cơ quan chuyên môn, chiếc trống này thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay 2.000-2.500 năm). "Đây là một hiện vật rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, lịch sử và văn hóa, góp phần vào việc khẳng định sự phát triển lâu đời của cư dân Lạc Việt ở vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam," ông Nguyễn Mạnh Cường khẳng định.

Bảo tàng tỉnh Lào Cai hiện đang bảo quản, trưng bày trống đồng Pha Long (niên đại Văn hóa Đông Sơn, khoảng 2.500-2000 năm cách ngày nay; được người dân tỉnh Lào Cai phát hiện từ năm 1956) đã được công nhận là một trong 22 bảo vật quốc gia.

Hương Thu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.