(GLO)- Những ngày này, người trồng dưa hấu tại các xã Ia Lâu, Ia Piơr và Ia Mơ (huyện Chư Prông) chán nản khi dưa hấu không chỉ mất mùa mà giá thấp, nhiều hộ lỗ nặng, bỏ đưa cho bò ăn
(GLO)- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã có “mưa vàng” giải khát cho cây trồng. Song, riêng với cây sầu riêng, tình trạng thời tiết thất thường khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến rụng hoa, rụng quả. Chính vì vậy, người trồng sầu riêng đang thấp thỏm nỗi lo mất mùa.
(GLO)- Vụ Đông Xuân năm nay, người trồng khoai lang khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai điêu đứng vì không chỉ mất mùa mà giá cả cũng giảm sâu. Nhiều hộ thuê đất trồng khoai lâm vào cảnh khó khăn.
(GLO)- Những cơn mưa lạnh kéo dài làm cho hàng trăm héc ta cà phê ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang giai đoạn nở hoa bị hư hỏng nặng, người dân không khỏi lo lắng về một mùa vụ thất bại.
(GLO)- Hiện đang là thời điểm thu hoạch chính của cây điều nhưng người trồng điều trên địa bàn huyện Đức Cơ tuy nhiên mất cả mùa lẫn giá. Nguyên nhân do diễn biến thời tiết phức tạp tại thời điểm cây điều ra hoa đã ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19 thời gian quan đã khiến giá điều xuống thấp.
Thời tiết nắng, mưa thất thường đã khiến hàng trăm diện tích bí đỏ trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) và các huyện như Kong Chro, Ia Pa rơi vào thảm cảnh mất mùa hơn 50%. Kéo theo đó, thương lái mua giá thấp từ 1.000 – 2.500 đồng/kg khiến nông dân trồng “khóc ròng“.
(GLO)- Trước tình hình hạn hán kéo dài, các địa phương khu vực phía Đông tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để khắc phục, hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, để phòng-chống hạn hán hiệu quả đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ và có tính dài hạn.
(GLO)- Nắng hạn kéo dài đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh. Hàng ngàn héc ta mía, lúa và cây hoa màu đã bị giảm năng suất, thậm chí có diện tích mất trắng do khô hạn.
(GLO)- Những ngày gần đây, tại khu vực phía Đông tỉnh đã có mưa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt nắng hạn kéo dài những tháng trước, hàng trăm công trình thủy lợi và rất nhiều giếng nước sinh hoạt của người dân nơi đây vẫn đang thiếu nước trầm trọng. Khô hạn khiến hàng ngàn héc ta cây trồng giảm năng suất và có nguy cơ mất trắng. Đồng thời, tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang xảy ra trên diện rộng.
(GLO)- Thời tiết bất lợi khiến cho hàng trăm héc ta bí đỏ của nông dân Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) bị mất năng suất. Vì thế, mặc dù giá bán tăng cao nhưng người trồng bí vẫn thua lỗ hoặc thu về lợi nhuận thấp.
Thời điểm này, tiêu chết hàng loạt đã khiến “thủ phủ hồ tiêu“ thành “thủ phủ nợ“ với con số hơn 4000 tỷ đồng cùng việc ngân hàng siết nợ, thanh niên trai tráng phải bỏ xứ tứ tán mưu sinh…
Dự kiến vào tháng 12.2018, lần đầu tiên một ngày hội về ngành hồ tiêu sẽ được tổ chức nhằm thúc đẩy việc liên kết hợp tác, tiêu thụ sản phẩm. Nhưng trong bối cảnh ngành hồ tiêu đã vượt xa quy hoạch về diện tích, cuộc khủng hoảng thừa đang tiếp diễn và dịch bệnh vẫn tràn lan, thì liệu một ngày hội có giải quyết được tất cả các vấn đề?
(GLO)- Năm nay giá bí đỏ ở huyện Chư Pưh được thương lái thu mua ổn định ở mức từ 6000-7000 đồng/kg, tuy nhiên do bí đỏ mất mùa nên dù bán giá cao gấp nhiều lần so với năm ngoái, người trồng vẫn lãi không nhiều.
(GLO)- Chưa kịp mừng vì giá điều đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhiều nông dân ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai lo lắng trước nguy cơ điều giảm năng suất do thời kỳ ra hoa gặp phải đợt mưa lớn kèm sương muối.
(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch các loại nông sản như mì, mía, thuốc lá. Trong khi những người trồng mía rất vui vì đạt năng suất cao thì những hộ trồng mì và thuốc lá lại lao đao vì mất mùa, mất giá.