Emagazine

E-magazine Thấp thỏm mùa sầu riêng


Giai đoạn nắng nóng, ông Lâm Văn Lưu (làng Hra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) phải căng mình tưới nước cho vườn sầu riêng mỗi ngày nhằm tránh cây bị sốc nhiệt. Ông cho biết: Năm nay, thời tiết gặp nhiều bất lợi, nắng nóng kéo dài có thời điểm lên đến 35-37 độ C nên người trồng sầu riêng rất khó chăm sóc vườn cây theo quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm của mình. Đặc biệt, sau giai đoạn nắng nóng kéo dài, những cơn mưa đầu mùa đổ xuống làm thay đổi nền nhiệt, cây sầu riêng có hiện tượng sốc nhiệt dẫn đến rụng quả nhiều hơn so với năm ngoái. Mưa nhiều, cây ra đọt ngọn, chất dinh dưỡng không cung cấp đủ để nuôi quả nên quả sẽ tiếp tục rụng. Vì vậy, năm nay, vườn sầu riêng của ông chắc chắn mất mùa.

“Vườn sầu riêng 200 cây trồng thuần giống Monthong từ năm 2016, đến nay đã thu hoạch được 4 năm. Năm ngoái, bình quân mỗi cây cho khoảng 80 quả, tôi thu được 32 tấn. Với giá bán bình quân 80 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi còn lợi nhuận gần 2,1 tỷ đồng”-ông Lưu cho hay.

Huyện Chư Pưh hiện có 652,5 ha sầu riêng. Qua kiểm tra của các cơ quan chuyên môn, một số diện tích sầu riêng đã có hiện tượng rụng quả non do nắng nóng kéo dài. Bên cạnh đó, hiện tượng sốc nhiệt khi gặp mưa cũng khiến sầu riêng rụng quả. Bà Đặng Thị Đức Hảo (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) buồn bã nói: Những ngày gần đây, 300 cây sầu riêng của gia đình xuất hiện tình trạng rụng quả non. Trong đó, 130 cây đang trong giai đoạn kinh doanh bị rụng quả rất nhiều. Khi sầu riêng xổ nhụy được hơn 20 ngày thì gặp thời tiết nắng nóng lên đến 35-38 độ C khiến cây bị sốc nhiệt, sau đó lại gặp mưa giông đầu mùa dẫn đến rụng quả non.

“Tôi chỉ mong số lượng quả ở đợt thứ 2 không rụng nhiều để vớt vát tiền đầu tư và công chăm sóc. Tính đến thời điểm này, tôi đã đầu tư hơn 200 triệu đồng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn cây”-bà Hảo chia sẻ.

Đặc biệt, mới đây, mưa lớn kèm gió mạnh xuất hiện tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê) và Ia Kriêng (huyện Đức Cơ) khiến nhiều diện tích sầu riêng đang chuẩn bị bước vào thu hoạch bị ngã đổ, rụng quả, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Ông Nguyễn Hữu Tỵ-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: Cơn mưa giông kèm gió lốc vào ngày 5-5 vừa qua đã gây thiệt hại 2,75 ha sầu riêng tại xã Ia Hlốp. Trong đó, 0,5 ha bị thiệt hại từ 70% đến mất trắng; 2 ha thiệt hại dưới 30%. Ước tổng thiệt hại hơn 487 triệu đồng. Hiện nay, địa phương tuyên truyền, vận động người dân tập trung chăm sóc những cây chưa ngã đổ, triển khai các giải pháp bảo vệ vườn cây nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.


Theo ông Nguyễn Văn Huấn-Trưởng phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên: Sau thời gian nắng nóng kéo dài, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa ở nhiều nơi, kèm theo các hiện tượng thời tiết giông, lốc xoáy, mưa đá. Đặc biệt, trên nhiều loại cây trồng chịu nắng nóng kéo dài hơn 30 ngày liên tục, khi có mưa giông dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt, gây rụng quả, héo bông, năng suất giảm, nhất là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhạy cảm với thời tiết. Vì vậy, người dân cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết để phòng tránh, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ông Bùi Văn Tý-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Bảo vệ thực vật và Kiểm dịch thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) cho biết: Trong quá trình canh tác cây sầu riêng, việc tưới nước, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa quan trọng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, điều chỉnh sự ra hoa, đậu quả. Trong đó, việc chăm sóc theo các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay, việc chăm sóc sầu riêng để bảo đảm năng suất, chất lượng gặp nhiều khó khăn. Khi đã xảy ra hiện tượng rụng hoa, quả non thì nguyên nhân chủ yếu là do cây sầu riêng ra đọt mạnh, thiếu dinh dưỡng và một số yếu tố khác.

Theo Tiến sĩ Hoàng Mạnh Cường-Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả (Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên): Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rụng quả trên cây sầu riêng gồm: do người dân bón phân không cân đối và không đúng; thiếu nước, độ ẩm thấp và rụng do yếu tố cơ học như mưa đầu mùa, mưa trái mùa, lốc xoáy… “Để hạn chế rụng quả trên cây sầu riêng trong thời gian cây nuôi quả non, người dân cần tăng cường bón phân lân, kali và các loại phân có bổ sung hàm lượng silic cùng các yếu tố trung-vi lượng như Mg, Na…; tuyệt đối không bón phân đạm mà tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ dạng viên để cân đối tối ưu các hàm lượng đa, trung và vi lượng, tạo độ mùn tơi xốp giúp cây khỏe, cuống quả phát triển từ từ, ổn định, đồng đều tránh trường hợp tháo đốt cuống quả gây hiện tượng rụng. Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên kiểm tra vườn cây để cung cấp đủ nước, giữ ẩm thường xuyên, không để quá khô hoặc không tưới nhiều gây hiện tượng sốc nước do phản vệ thân cây. Đặc biệt, trong giai đoạn sầu riêng mang quả có trọng lượng toàn thân, tán cây sẽ tăng dần theo độ lớn của quả. Khi gặp mưa, gió mạnh hay lốc, cây sẽ mất trọng tâm, trong lực xoay chiều va đập lẫn nhau làm cho hệ rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới tổn thương không hút nước và dinh dưỡng lên nuôi quả gây rụng quả. Vì vậy, người dân cần neo các cành xung quanh vào thân cây và tại mỗi cành cố định dưới mặt đất nhằm giữ cây ổn định hơn, giảm độ rung chuyển khi bị gió mạnh”-ông Cường chỉ dẫn.


Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?