Quả vải Tây Nguyên đầu mùa tăng giá gấp đôi vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
So với cùng kỳ năm ngoái, giá quả vải Tây Nguyên đầu mùa cao gấp đôi do mất mùa, sản lượng hạn chế.

Ngày 12-5, khảo sát tại một số chợ truyền thống tại TP HCM như: Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Đa Kao và Tân Định (quận 1) rất hiếm sạp trái cây có bán quả vải tươi. Trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, trái vải tươi đã xuất hiện rất nhiều, giá chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Do hàng hiếm nên giá vải tươi cao chót vót. Theo ghi nhận, giá vải tươi ở chợ lên tới 80.000 đồng/kg đối với loại mới còn nguyên cành, lá và 60.000 đồng/kg đối với hàng cũ, được tách quả riêng - cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Tại siêu thị Co.opMart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận), quả vải tươi có giá niêm yết gần 75.000 đồng/kg còn hệ thống cửa hàng cao cấp Farmer Market bán xấp xỉ 130.000 đồng/kg nhưng hàng có không đều.

Đại diện hệ thống Farmer Market cho biết hàng đang bán là vải trứng từ Đắk Lắk và chỉ bán trong ngày vì sau đó hàng bị xuống phẩm chất, không còn đạt tiêu chuẩn loại 1.

"Năm nay, vải mất mùa nghiêm trọng nên sản lượng rất ít. Nguyên nhân do hạn hán và một phần vì 2 năm trước cây vải được mùa nên cây bị kiệt sức" – đại diện hệ thống này lý giải.

Vải đầu mùa năm nay có giá cao chót vót vì mất mùa

Vải đầu mùa năm nay có giá cao chót vót vì mất mùa

Chị Nguyễn Thị Vân (quận Phú Nhuận), một đầu mối chuyên bán nông sản Đắk Lắk, cho hay nhiều khách quen hỏi mua vải Tây Nguyên đầu mua nhưng chị chưa có hàng bán.

"Lễ vừa rồi tôi về quê Đắk Lắk ghé các vườn quen tìm nguồn hàng nhưng chưa được vườn nào phù hợp. Vải năm nay mất mùa, nhiều vườn bị sâu đầu cuống mà giá lại cao nên bán lẻ cho người quen rất khó" – chị Yến lý giải.

Theo đại diện Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, vải tươi về chợ từ đầu tháng 4, chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh Tây Nguyên, nhiều nhất là Đắk Lắk với sản lượng từ 10-20 tấn/ngày.

Tại chợ, giá sỉ vải Tây Nguyên ở mức từ 55.000 – 60.000 đồng/kg (loại 1) và 45.000 – 50.000 đồng/kg (loại 2). So với cùng kỳ năm ngoái, giá vải Tây Nguyên sỉ tại chợ tăng gấp đôi.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null