Mang Yang: Các tôn giáo tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) có 4 tôn giáo gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài; hơn 280 chức sắc và chức việc, nhà tu hành và khoảng hơn 16 ngàn người theo đạo. Những năm qua, đồng bào theo đạo chấp hành đúng quy định pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo, sống “tốt đời-đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh.
Ông Phan Văn Cường-Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Mang Yang-cho biết: Với chức năng nhiệm vụ được giao, Phòng Nội vụ đã tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, triển khai các chủ trương, chính sách về tín ngưỡng tôn giáo, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định; chú trọng tuyên truyền, tổ chức thực hiện Luật Tín ngưỡng-Tôn giáo và các quy định pháp luật liên quan cho chức sắc, chức việc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các xã, thị trấn phối hợp tuyên truyền, vận động tín đồ tham gia các hoạt động ở địa phương, phong trào thi đua yêu nước. Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã được các tổ chức tôn giáo tích cực hưởng ứng. Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cũng được chức sắc các tôn giáo thường xuyên nhắc nhở, vận động tín đồ tham gia, nhất là việc hạn chế sử dụng túi ni lông, chai nhựa, xây dựng khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường.  
Huyện ủy Mang Yang tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, chức việc các tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật
Huyện ủy Mang Yang tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, chức việc các tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật
Cũng theo bà Nga, đồng bào tôn giáo rất tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân, tương ái, góp phần tạo thêm nguồn lực để thực hiện chương trình an sinh xã hội và công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chức sắc, chức việc các tôn giáo đã vận động đồng bào theo đạo chấp hành tốt quy định, ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng-chống dịch bệnh.
Chi hội Tin lành Plei Bong (xã Ayun) có hơn 1.160 tín hữu tham gia sinh hoạt. Trao đổi với P.V, Mục sư Hninh-Quản nhiệm Chi hội Tin lành Plei Bong-bộc bạch: “Bà con tín hữu luôn đoàn kết trong đời sống cũng như trong sinh hoạt tôn giáo. Chi hội có nhiều tín hữu là hộ nông dân sản xuất giỏi nhờ trồng lúa nước, cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Họ cũng là những cá nhân tiêu biểu sống tốt đời-đẹp đạo tại địa phương”.
Ông Y Thành (làng Kdung, xã Hà Ra)-chức sắc đạo Công giáo-cho biết: “Cùng sinh hoạt đạo trong Giáo xứ Phú Yên, ngoài cộng đồng người Kinh, còn có hơn 2.000 người dân tộc Bahnar sinh sống tại xã Hà Ra và Đak Ta Ley. Hàng tuần, tôi thường dành thời gian cùng Ban Chức việc giải thích cho bà con hiểu và nâng cao nhận thức, chấp hành tốt quy định pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, sống “tốt đời-đẹp đạo”, thực hiện tinh thần kính Chúa-yêu nước và “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, xây dựng khối đoàn kết giữa bà con giáo dân người Kinh và dân tộc Bahnar cũng như đoàn kết trong cộng đồng dân cư địa phương”.
Đại diện Chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp lễ Giáng sinh 2021. Ảnh: Thanh Nhật
Đại diện chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp lễ Giáng sinh 2021. Ảnh: Thanh Nhật
Tương tự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện luôn quan tâm hướng dẫn các cơ sở thờ tự và bà con phật tử thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Chùa Minh Châu (thị trấn Kon Dơng) có trên 3.000 phật tử. Dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa trụ trì Thích Trí Thức, nhà chùa đã phát huy vai trò giúp cho bà con phật tử học tập tinh thần từ bi của đạo Phật, sống “tốt đời-đẹp đạo”, hướng đến cái thiện và làm việc thiện, giúp cho bà con rèn luyện đạo đức, đem những lời Phật dạy và những giá trị đạo đức của Phật giáo áp dụng vào đời sống để giáo dục con cháu điều hay lẽ phải và xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng môi trường khu dân cư văn hóa và giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết gắn bó giữa các hộ gia đình trên địa bàn, tích cực chung tay vì cuộc sống cộng đồng.
Tại buổi gặp mặt đại biểu chức sắc, chức việc các tôn giáo được tổ chức mới đây, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trần Đình Hiệp đánh giá cao vai trò của đồng bào theo đạo trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương. Bí thư Huyện ủy đề nghị: “Đội ngũ chức sắc, chức việc các tôn giáo cần tiếp tục phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào theo đạo chấp hành đúng quy định pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo, sống “tốt đời-đẹp đạo”, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, chung sức đẩy lùi dịch Covid-19, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, xây dựng huyện nhà vững mạnh”.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.