Malaysia đưa ra 6 biện pháp đối phó với sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần đây, các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, Giáo sư Ravichandran Manickam-Giám đốc Trung tâm phát triển vắc xin và cũng là người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Malaysia đã đưa ra 6 biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Giáo sư Manickam cho biết, điều đầu tiên là cần luôn cảnh giác trước nguy cơ bị lây nhiễm. Điều này đòi hỏi người dân phải luôn đeo khẩu trang tại không gian hẹp; sử dụng chất sát khuẩn tay hoặc rửa tay thường xuyên và tuân theo các quy trình vận hành tiêu chuẩn; tự xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nếu có những triệu chứng nghi ngờ. Người dân cần nhớ quy trình: xét nghiệm, báo cáo, cách ly và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu có các triệu chứng mắc Covid-19.
Biện pháp thứ 2 là tiêm mũi tăng cường vắc xin ngừa Covid-19. Trong bối cảnh hiện mới có 68,5% người trưởng thành tại Malaysia đã được tiêm mũi vắc xin tăng cường, 31,5% người trưởng thành còn lại cần đi tiêm mũi bổ sung vì vắc xin làm giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.
Biện pháp thứ 3 là duy trì sức khỏe bằng cách ăn uống lành mạnh. Người dân cần tập thể dục thường xuyên và đảm bảo cơ thể nhận được đủ lượng kẽm, vitamin C và vitamin D để chống lại các bệnh đường hô hấp. 
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi tăng cường cho người dân tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi tăng cường cho người dân tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính
Biện pháp thứ 4 là cần bảo vệ những người cao tuổi. Những người cao tuổi thường có bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì và các vấn đề về tim mạch đều phải theo dõi sức khỏe. 
Biện pháp thứ 5 là người dân nên đảm bảo thông gió thích hợp ở nhà và tại nơi làm việc. 
Theo Giáo sư Manickam, biện pháp cuối cùng cần phải nhanh chóng nghiên cứu về "siêu vắc xin" có khả năng chống lại mọi biến thể của virus SARS-CoV-2 . 
Các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các biến thể phụ này là kết quả của quá trình đột biến gen, do vậy chúng dễ lây và tăng khả năng gây bệnh. Trong đó, với khả năng lẩn tránh kháng thể sản sinh từ vắc xin hay từng mắc Covid-19, BA.5 được các chuyên gia y tế đánh giá là biến thể phụ nguy hại nhất.
THIÊN MINH
 

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).