Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 9: Mãi tuổi hai mươi trên sóng nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã gần 2 năm trôi qua kể từ ngày người con trai hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, bà Trần Thị Bích Vân vẫn không nguôi được nỗi nhớ con. Những khi ký ức ùa về, bà Vân lại rưng rưng nước mắt…

Dưới cái nắng gay gắt ngày hè của miền Trung, tôi tìm về thôn Xuân Mỹ (xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Dọc đường tôi hỏi thăm nhà của liệt sĩ Lê Văn Tính (nguyên là cán bộ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân - hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa năm 2023), người dân ai cũng biết và chỉ đường tận nơi.

Ngã xuống vì biển đảo

Căn nhà cấp 4 của gia đình liệt sĩ Lê Văn Tính (sinh năm 1996) nằm khuất trong đường làng nhỏ ở thôn Xuân Mỹ (xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh). Bên ngoài căn nhà, tiếng chim hót ríu rít, bên trong tĩnh lặng như ẩn chứa những nỗi niềm sâu thẳm.

Trò chuyện với tôi, bà Trần Thị Bích Vân, 50 tuổi thỉnh thoảng nghẹn lại khi nhắc về người con trai ngoan ngoãn đã ra đi mãi mãi gần 2 năm trước. Bao nhiêu nỗi nhớ, kỷ niệm về người con lại ùa về. “Nó hi sinh khi tuổi còn quá trẻ, bao nhiêu ước mơ, hoài bão vẫn chưa thực hiện được… Tính ơi?... Tính ơi?… Sao con lại bỏ bố mẹ ra đi sớm như vậy…”, bà Vân nghẹn ngào.

Bà Vân thay mặt gia đình đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công cho con trai là liệt sĩ Lê Văn Tính ảnh: GĐCC

Bà Vân thay mặt gia đình đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công cho con trai là liệt sĩ Lê Văn Tính ảnh: GĐCC

Đó là khoảng 8 giờ sáng ngày Mồng 6 Tết (27/1/2023) khi gia đình đang quây quần, bỗng có điện thoại từ đơn vị anh Tính đang công tác gọi về, báo anh bị đuối nước, đang hồi sức tích cực. “Với linh cảm của người mẹ, tôi như biết trước có chuyện chẳng lành đến với con nên trong lòng như lửa đốt. Sau đó không lâu thì tôi nhận tin con đã hy sinh. Dù đã nghĩ đến việc xấu nhất, tôi vẫn tưởng như không thể gượng dậy. Suốt gần 2 năm qua chưa đêm nào tôi ngủ ngon giấc, cứ chợp mắt là hình bóng con lại ùa về, khiến tôi không cầm được nước mắt…”, bà Vân kể.

Qua lời kể của người mẹ, từ nhỏ Tính rất ngoan hiền, nghe lời và chăm học, 12 năm học sinh giỏi, bà con chòm xóm ai cũng thương. Năm 2014, Tính thi vào Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, năm 2018 tốt nghiệp ra trường, anh được phân công về Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) công tác.

“Mỗi năm nó chỉ về phép được một lần, những ngày đầu ở đơn vị nó hay gọi điện về hỏi thăm bố mẹ lắm, hễ rảnh là gọi. Tết năm 2022, nó về ăn Tết xong đến tháng 6 năm đó thì được phân công ra đảo Sơn Ca (thuộc quần đảo Trường Sa) công tác. Những ngày tháng sau đó chỉ được nghe giọng con qua điện thoại, nhớ con cũng không biết làm sao mà gặp được. Đến giờ tôi vẫn không tin ngày tiễn con vào lại đơn vị, đó là lần cuối cùng mẹ con tôi gặp nhau…”, bà Vân nấc nghẹn.

Ông Lý Văn Hải – Trưởng thôn Xuân Mỹ cho biết, Tính từ nhỏ đã ngoan hiền, chăm học. Khi hay tin anh hy sinh, bà con hàng xóm ai nấy đều đau đớn. Ngày đơn vị đưa cháu về, cả làng ai cũng tới hỏi thăm động viên gia đình cố gắng vượt qua nỗi đau. Cháu Tính hy sinh là nỗi đau lớn của gia đình, nhưng đó cũng là một niềm tự hào rất lớn cho làng xóm, cho địa phương. “Hiện toàn thôn có khoảng 30 liệt sĩ. Thôn còn nghèo lắm, cho nên chỉ có các khoản hỗ trợ thông thường theo quy định. Còn tình cảm xóm giềng, chúng tôi luôn thăm hỏi, động viên nhau. Chị Vân chịu khó, ham làm, rất được làng xóm tôn trọng”, ông Hải nói.

Trong căn nhà cấp 4 hiện chỉ còn vợ chồng ông bà sinh sống, con gái lớn đã đi lấy chồng, Tính đã hi sinh và đứa con trai út hiện đang là sinh viên năm 3. Vợ chồng ông bà đầu tắt mặt tối với ruộng đồng và chăm nom một đàn bò khoảng 10 con. Nhiều hôm làm đồng về trời đã sẫm tối, nhìn lên bàn thờ nơi có di ảnh của con, nước mắt bà cứ chảy. Những lúc khó khăn nhất, bà Vân lại thắp hương trước bàn thờ con để tâm sự, trải lòng vơi bớt lo toan. “Nhiều hôm không ngủ được tôi cứ thẫn thờ đi ra đi vào nhìn về những kỷ vật của con mà lòng đau như cắt, khóc miết rồi nước mắt cũng không còn...”.

Có em tiếp bước

Nhìn lên bức tường với nhiều hình ảnh của con trai, ông Lê Văn Tư, 60 tuổi kể, trước khi con thi vào trường Tăng thiết giáp ông đã nói chuyện và tâm sự với con rất nhiều, nói về việc sẽ xa người thân, gia đình và cả sự nguy hiểm khi làm nhiệm vụ ở đảo xa. Nhưng nó nói, con rất thích đứng vào hàng ngũ Quân đội, nên từ đó cả gia đình ai cũng ủng hộ con. “Giờ đây con không còn nữa nhưng hình bóng của con vẫn còn đó. Đau nhưng tôi thấy rất tự hào về người con trai của mình, đã cống hiến và hy sinh cả cuộc đời còn rất trẻ cùng các chiến sĩ đang công tác ở đảo xa, giữ vững biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Tư bộc bạch.

Bà Vân trước bàn thờ liệt sĩ Lê Văn Tính

Bà Vân trước bàn thờ liệt sĩ Lê Văn Tính

Bà Vân khôn nguôi nỗi nhớ con trai - Ảnh: NN

Bà Vân khôn nguôi nỗi nhớ con trai - Ảnh: NN

Bên bàn thờ của liệt sĩ Tính là những di ảnh kỷ niệm khi anh đang còn học tại trường Sĩ quan Tăng thiết giáp và vô số giấy khen được treo trên tường ngăn nắp. Ông Tư bảo “Mỗi lúc nhớ con, tôi lại lấy từng giấy khen bằng khen, từng cái ảnh ra ngắm để cảm nhận như con vẫn còn đâu đây. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tôi luôn tâm niệm mình phải sống thật tốt, xứng đáng với sự hy sinh của con. Làm được điều đó, con tôi chắc sẽ yên lòng”.

Hiện vợ chồng ông bà còn đứa con út Lê Công Tuấn, 21 tuổi đang là học viên năm 3 của Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, nơi anh trai Lê Văn Tính đã từng học tập và trưởng thành. “Hai đứa con cùng chọn vào Quân đội. Anh đã cống hiến rồi, giờ tới em nó, gia đình giờ chỉ cầu mong cho con bình an, sức khỏe để cống hiến cho Tổ quốc”, bà Vân nói.

Ngày 4/7/2024 mới đây, đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã về địa phương phối hợp với cấp ủy, chính quyền công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sĩ Lê Văn Tính cho gia đình bà. Liệt sĩ Lê Văn Tính mang cấp bậc Trung úy, công tác tại Phân đội Xe tăng cơ động, đảo Sơn Ca, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hy sinh năm 2023 khi đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn đó những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh dũng ngã xuống trong khi thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa. Sau những mất mát không gì có thể bù đắp, những người mẹ người cha liệt sĩ thời bình lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong, kiên cường vượt lên...

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.