Lý Sơn: Chuyện về người gánh nước thuê cuối cùng ở giếng Vua 700 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông bảo, đến lúc nào không thể đi lại nữa ông mới thôi làm nghề.

 



Ở đảo lớn của Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến nay vẫn còn tồn tại chiếc giếng cổ đã có tuổi đời gần 700 năm, và ở đó có người đàn ông hơn 40 năm qua vẫn gánh nước thuê để bán. Ông là người gánh nước thuê cuối cùng ở xứ đảo này.

Hơn 40 năm qua, ông Dương Kiên (73 tuổi, trú thôn Đông, xã đảo An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn cần mẫn hàng ngày múc nước giếng lên chở đi bán cho những hộ dân khắp đảo Lớn của Lý Sơn. Bây giờ, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn chưa thôi làm công việc ấy.


 

 




Người dân khắp xã đảo An Vĩnh này biết đến ông, nhớ đến ông, nhờ ông mà gần như người dân của cả xã đảo những năm qua đã có nước ngọt sử dụng. Nhiều người vẫn thường gọi ông là "Người giữ hồn giếng cổ". Bởi ông và giếng cổ này dường như gắn chặt với nhau. Ông cũng là giếng, và giếng cổ ấy cũng như ông, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của lịch sử, của đời người.

Ông kể, giếng này là giếng Vua, hay còn gọi là giếng Xó La. Đây là giếng nước ngọt cổ nổi tiếng ở đảo Lý Sơn, chiếc giếng mấy trăm năm ấy vẫn còn, một thời gian chiếc giếng ấy là nơi nhiều người đến gánh nước, mang bán để mưu sinh.


 

 




Nhà ông cách giếng Vua chừng gần 1km. Bắt đầu công việc từ sau năm 1975 cho tới tận bây giờ là hơn 40 năm, ông đã gánh nước cho các nhà hàng, quán ăn hay khách sạn, các hộ gia đình có nhu cầu dùng nước.

Công việc này đem lại nguồn thu nhập chính cho ông để nuôi vợ con suốt mấy chục năm qua. Ngày nào cũng vậy, trên chiếc xe đạp cà tàng vẫn cần mẫn chở nước đến từng nhà. Mỗi gánh nước, can nước thời nghèo khó được bán với giá 2-3 ngàn đồng, nhưng vừa để người có nước dùng, vừa để người có tiền sống qua ngày.


 

 



Ông Kiên kể, trước đây có khoảng 7- 8 người cũng làm nghề lấy nước giếng bán cho khách, tuy nhiên trụ lại đến bây giờ chỉ còn mình ông, với thâm niên hơn 40 năm làm nghề. Ông bộc bạch, cái nghề gánh nước thuê bán cho người dân của ông gắn bó và cũng nhờ cả vào giếng Vua này. Giếng Vua bao nhiêu đời nay vốn nổi tiếng là có một nguồn nước ngon ngọt, là dòng nước cứu cơn khát cho hàng ngàn hộ dân ở đất đảo này. Hầu như tất cả các quán cà phê, nước giải khát, hàng ăn uống trên đảo, kể cả những người thích uống trà, đều sử dụng nước lấy từ giếng này. Nhiều hộ gia đình, hay cả các quán xá đều được ông đưa nước về.

 

 



Chỉ vào chiếc xe đạp đã theo ông gần 30 năm qua để hành nghề, ông bảo nó như người bạn của ông. Bao nắng mưa mệt nhọc, bao đoạn đường gần xa, bao đá sỏi xứ đảo đều cùng ông vượt qua. Giờ chiếc xe ấy vẫn ngày ngày cũng ông rong ruổi, lặc lè những can nước ngọt. Giữa trưa nắng nóng xứ đảo, chỉ nghe khách báo cần nước để dùng, ông lại quảy những can nước lên chiếc xe đạp cũ rích có tuổi đời xấp xỉ với số năm múc nước giếng để bán của ông.

Ông bảo, những tháng mùa hè như bây giờ thì nguồn nước ít hơn, ông phải chọn thời điểm giếng lọc đủ độ ngọt, rồi dùng gàu lấy nước từ giếng lên theo cách thủ công, cho vào các can nhựa (20 lít - 30 lít) rồi đưa lên xe đạp vận chuyển đến cho người dùng trong cái nắng gió mặn chát của xứ đảo.


 

 




Bây giờ, nước máy đã có tại Lý Sơn, nhiều người gánh nước năm xưa cũng đã bỏ nghề, chiếc giếng ấy bị bỏ quên khi chẳng còn mấy người tìm đến, chỉ trừ ông. Ngày nối ngày, ông vẫn xách gầu, mang can, dong xe đạp đi chở nước. Mỗi can nước chỉ có giá 4 - 6 ngàn đồng, tùy quãng đường gần hoặc xa, nhưng ông vẫn đều đặn múc nước hằng ngày để bán cho người dân.

Nhiều khi không có khách mua nước, ông vẫn ra giếng. Ông bảo giếng cũng như người vậy, cũng buồn hiu hắt khi vắng chân người, cũng thổn thức trong ầm ào sóng biển khi bị bỏ quên. Dẫu chiếc giếng này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, thế nhưng dường như vẫn đang bị lãng quên bởi người dân và du khách đến đảo.

Xung quanh chiếc giếng này, những công trình đã mọc lên, đất đá san ủi, những những lớp bụi công trình đã phủ lên rêu phong xưa cũ. Giếng Vua nằm buồn hiu hắt và lọt thỏm dưới những công trình đồ sộ khác. Ngay cả với người chủ động cũng khá lạc lõng và mất phương hướng khi hỏi đường tìm đến giếng cổ.


 

 



Trong căn nhà nhỏ lọt thỏm trong con hẻm chỉ vừa hai người đi, ông và vợ cũng những người con đã sống cả đời ở đây, cùng với chiếc giếng là nguồn sống của hàng ngàn người dân trên hòn đảo tiền tiêu này.

Bây giờ nhà cửa đàng hoàng, con cái đề huề nhưng ông vẫn không bỏ nghề, bởi với ông giếng Vua này không chỉ là nơi cho ông thu nhập trong những ngày mưu sinh khốn khó, mà còn là nơi thói quen bao năm khó bỏ. Ông bảo, đến lúc nào không thể đi lại nữa ông mới thôi làm nghề. Nếu có về xứ đảo, hãy một lần đến với giếng Vua, ở đó có ông Dương Kiên 73 tuổi, người cuối cùng của xứ đảo này  vẫn hành nghề gánh nước thuê.

Minh Ngọc - Trương Sơn (thoidai)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.