Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bài 2: Nơi triệu bước chân tìm về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng Năm, triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và trải qua những năm tháng ấu thơ.

Với mỗi người con đất Việt, Kim Liên đã trở thành quê chung, là “quê của muôn quê”.

Lời hẹn tháng Năm

Sáng tháng Năm, con đường dẫn vào Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) uốn lượn theo đồng lúa đang thời kì chắc hạt. Hàng cây xà cừ hơn 60 năm tuổi xanh mướt, tỏa bóng mát rượi, điểm sắc hồng của sen, sắc tím biếc của bằng lăng, của trăm loài hoa đua nở. Mọi ngả đường đều ngập tràn sắc cờ, biểu ngữ mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn lối hàng triệu bước chân về với “quê của muôn quê”. Căn nhà mái tranh vách nứa 5 gian nhuốm màu thời gian, trầm mặc nép mình bên rặng cau. Trong nắng vàng ươm, hàng tre vẫn xào xạc kể câu chuyện bất tận về Người.

Dòng người về thăm quê Bác nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dòng người về thăm quê Bác nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dòng người về thăm quê Bác.
Dòng người về thăm quê Bác.

Đặt bó hoa sen lên bàn thờ gia tiên trong ngôi nhà của Bác, cựu chiến binh Nguyễn Nhất Thắng (80 tuổi, trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đứng lặng rất lâu. Ông không nhớ mình đã bao lần về thăm quê Bác nhưng niềm xúc động vẫn vẹn nguyên. Người lính từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, từng bị địch đày vào nhà lao Phú Quốc - “địa ngục trần gian”, đã hơn một lần lau nước mắt khi nghe thuyết minh viên kể chuyện về Bác Hồ. “Đi qua lằn ranh sinh tử, tôi hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình, tự do, độc lập. Bởi vậy, càng nghe thuyết minh kể chuyện về Bác lại càng thương nhớ Bác, càng thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh, để mãi mãi xứng đáng là người lính cụ Hồ”, cựu chiến binh Nguyễn Nhất Thắng tâm sự.

Cựu chiến binh Nguyễn Nhất Thắng xúc động khi nghe kể chuyện về Bác.
Cựu chiến binh Nguyễn Nhất Thắng xúc động khi nghe kể chuyện về Bác.

Trở lại Làng Sen, ông Thắng vui mừng trước sự thay đổi của quê hương Kim Liên. Càng phấn khởi hơn, khi huyện Nam Đàn đang tiến từng bước vững chắc trên con đường cán đích huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Quê hương Nam Đàn nói riêng, quê hương Nghệ An nói chung đang ra sức đồng lòng, thực hiện mong muốn “làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc” như bức thư cuối cùng Bác gửi Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, ngày 21/7/1969.

Đây là lần đầu tiên, từ quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), bà Hoàng Thị Vân Anh (65 tuổi) về thăm quê Bác, dù ước mơ này luôn thường trực trong bà nhiều năm liền nhưng vì hoàn cảnh gia đình vẫn chưa thể thực hiện. Bà Vân đứng lặng trước mái nhà tranh, nơi Bác Hồ kính yêu cất tiếng khóc chào đời. Bà cũng được nghe thuyết minh và hiểu rõ hơn về quê nội, quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như truyền thống, đất và người mảnh đất Kim Liên đã sinh ra, nuôi lớn một người con chí lớn. Để từ “mái tranh nghèo”, Bác đã ra đi, tìm đường cứu nước, dành cả cuộc đời, sự nghiệp cho cách mạng dân tộc. “Được trực tiếp nhìn thấy nơi Bác sinh ra và lớn lên, tôi thật sự rất xúc động. Không gian và các hiện vật nơi đây đều in dấu bước chân của Người. Chính lối sống khiêm nhường, giản dị, một lòng vì dân, vì nước đã góp phần làm nên một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh”, bà Vân Anh chia sẻ.

Nguyện học Bác suốt đời

Du khách lắng nghe thuyết minh viên giới thiệu về những hiện vật gắn với Bác và người thân tại Làng Sen.
Du khách lắng nghe thuyết minh viên giới thiệu về những hiện vật gắn với Bác và người thân tại Làng Sen.

Trong triệu bước chân về thăm Làng Sen quê Cha, Hoàng Trù quê Mẹ hôm nay, có những người con đến từ nhiều quê hương cách mạng trong cả nước. Từ Bắc Kạn, anh Nguyễn Văn Trường (35 tuổi) cùng đồng nghiệp trở về thăm quê Bác. Năm 1945, trên đường từ Pác Bó đến Tân Trào để thuận tiện cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, Bác Hồ đã lưu lại Bắc Kạn. Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc ở An toàn khu Chợ Đồn. Kháng chiến thành công, Người 2 lần trở lại thăm Bắc Kạn và có những lời căn dặn đối với đảng viên và nhân dân tỉnh nhà. “Đây là lần thứ 3, chúng tôi về thăm quê Bác. Cảm xúc vẫn vậy, vẫn vẹn nguyên xúc động, bồi hồi. Quê hương Bác đã có nhiều đổi thay, đẹp hơn, khang trang hơn nhưng mái nhà tranh, chiếc bàn gỗ, liếp cửa... vẫn đơn sơ, giản dị. Về với quê Bác là mỗi dịp để chúng tôi tự soi sửa mình, thấy được trách nhiệm của mình đối với thành quả cách mạng mà Bác đã dành trọn đời để chăm lo, từ đó, thêm yêu kính Bác”, anh Nguyễn Văn Trường bày tỏ.

“Được trực tiếp nhìn thấy nơi Bác sinh ra và lớn lên, tôi thật sự rất xúc động. Không gian và các hiện vật nơi đây đều in dấu bước chân của Người. Chính lối sống khiêm nhường, giản dị, một lòng vì dân, vì nước đã góp phần làm nên một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Bà VÂN ANH

Lần thứ 4 đặt chân đến quê Bác, Trần Thị Khánh Huyền (sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội) vẫn rưng rưng xúc động. Dâng lên bàn thờ Bác bó hoa sen thơm ngát, cô sinh viên năm ba hứa sẽ không ngừng học tập rèn luyện, noi gương Bác. “Là một đảng viên trẻ, một sinh viên, tôi tự thấy bản thân cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để xứng đáng với những cống hiến của Bác cũng như thế hệ đi trước đã dày công dựng xây. Trong đó, việc học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là kim chỉ nam giúp tôi hoàn thành những mục tiêu trong học tập cũng như tương lai phía trước”, Khánh Huyền tâm sự.

Với triệu triệu người dân Việt Nam hôm nay, về với Làng Sen là về với cội nguồn, về để bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước. Là dịp để mỗi người tự nhắc nhở mình sống biết ơn, trân quý quá khứ và vững vàng tiếp bước cha anh trên con đường xây dựng đất nước mạnh giàu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn. Ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên cho hay: “Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại khu di tích diễn ra nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc. Nhiều đoàn khách từ khắp mọi miền đất nước cũng đã về dâng hoa, dâng hương và tham quan tại quê Bác. Hệ thống các hiện vật và các hoạt động tại khu di tích giúp người dân khắp mọi miền hiểu thêm về công lao, tình cảm của Người”.

"Quê hương Bác đã có nhiều đổi thay, đẹp hơn, khang trang hơn nhưng mái nhà tranh, chiếc bàn gỗ, liếp cửa... vẫn đơn sơ, giản dị. Về với quê Bác là mỗi dịp để chúng tôi tự soi sửa mình, thấy được trách nhiệm của mình đối với thành quả cách mạng mà Bác đã dành trọn đời để chăm lo, từ đó, thêm yêu kính Bác”, anh Nguyễn Văn Trường bày tỏ.

Theo Thu Hiền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null