Ngược dòng Thác Ma

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn.

Người địa phương gọi tên sông bằng những âm sắc giản dị, có lúc “sông Khe”, có lúc “Thác Ma”, với những ghềnh thác đổ ào ạt như tiếng người hò đêm chống Mỹ, cứu nước năm xưa.

Tôi đến Trầm vào một sáng đầu hạ. Làng nép mình dưới tán rừng thưa, vài mái nhà còn lưu giữ vết tích của một thời chưa xa lắm, cái thời mà cả làng làm du kích, làm giao liên, nuôi giấu bộ đội. Ông Hồ Văn Sửu, một cựu chiến binh, ngồi châm điếu thuốc rê, kể: “Ngày đó Trầm là căn cứ. Bộ đội đóng trong rừng, làng mình lo cơm, lo gạo, nuôi cả thương binh. Đêm nào cũng có người lội qua sông đưa thư, chuyển vũ khí…”.

Sông Thác Ma, đoạn qua Trầm, uốn mình mềm mại giữa đôi bờ lởm chởm đá cuội. Có chỗ, nước giội xuống ào ạt thành thác, người làng gọi đó là thác Kèn. Có chỗ phẳng lặng như lòng người sau mưa giông. Trẻ con tắm sông, người già thả lưới, thanh niên vượt đò sang bên kia tìm lâm sản. Cả làng như một thế giới riêng, biệt lập, chỉ có con sông là đường ra thế giới.

Ngược dòng thêm chút nữa, tôi đến Khe Mương, nơi từng là trạm dừng chân của các đoàn quân Trị - Thiên trong thời chống Mỹ, cứu nước. Người làng kể, hồi đó, mỗi bụi tre, mỗi hốc đá đều có câu chuyện. Có người ngã xuống ngay ven sông, giờ vẫn chưa tìm được tên tuổi. Thác Ma vì thế không chỉ là dòng nước, mà là chứng nhân, là ký ức trôi dọc theo năm tháng. Ngày nay, ven sông Thác Ma, những ngôi làng nhỏ vẫn sống chậm. Có nơi, người dân vẫn lấy nước sông để nấu cơm, tắm giặt. Có đứa trẻ chưa từng ra khỏi vùng núi, nhưng thuộc từng khúc quanh, từng mạch nước của dòng sông này như máu thịt mình.

Trẻ em ở Khe Mương đau đáu nỗi lo dòng sông bị đào bới, khai thác cát, sỏi.
Trẻ em ở Khe Mương đau đáu nỗi lo dòng sông bị đào bới, khai thác cát, sỏi.

Khe Mương hiện có 79 hộ dân, 338 nhân khẩu. Cả làng như một ốc đảo xanh. Có cây cầu vừa được xây dựng bắc qua sông, song vào mùa Đông lại chông chênh trước mưa bão, lũ nguồn. Vào chiều muộn, tiếng mõ trâu vọng lại từ bên kia sông như đánh thức cả cánh rừng đang mơ màng ngủ quên. Vừa qua khỏi cây cầu, tôi gặp một cụ bà đang thu dọn những thứ lặt vặt giữa sân. Cụ bà tên là Nguyễn Thị Thiếp, năm nay 86 tuổi. Cụ xởi lởi mời vào nhà, rót thứ nước chè xanh đặc quánh mời khách. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, người cán bộ an ninh Hải Lăng Nguyễn Thị Thiếp từng bị giặc bắt, tra tấn, tù, đày nhiều năm.

Hỏi chuyện xưa, cụ nở nụ cười hiền hậu, chỉ vào rừng sau lưng nhà: “Đằng sau kia là hầm bí mật. Thời chiến, cả làng đều là chiến sĩ. Mỗi cây rừng là một khẩu súng, mỗi bụi tre là một căn cứ. Khe Mương nuôi bộ đội, che giấu thương binh, làm giao liên suốt mấy năm ròng”. Ngọn đồi bên kia sông, xưa là rừng sim, là nơi mai phục của bộ đội chủ lực trong một trận càn lớn năm 1971. Cụ vẫn nhớ như in hôm đó mưa như trút, sông dâng lên ngập cả lòng làng. Nhưng cũng chính dòng nước ấy đã cắt đứt đường tiến quân của địch, cứu cả một đơn vị đặc công thoát hiểm.

“Chỉ có sông mới hiểu làng mình. Sông là đồng đội. Sông cũng là anh hùng”, cụ trầm ngâm. Năm 2004, tỉnh Quảng Trị công nhận Khe Mương là di tích lịch sử cách mạng. Nhưng với người dân, di tích không nằm ở tấm bia mà ở từng bụi cỏ, từng đoạn sông, từng nắm đất họ đang sống hằng ngày.

Chia tay cụ Thiếp, tôi dừng lại bên cây cầu, nhìn dòng nước chảy. Trong ánh hoàng hôn nhòe tím, sông Thác Ma hiện ra như một vết cắt mịn màng trên thân thể đất đai, nối giữa hiện tại và một miền quá khứ. Ở đó, có những làng quê chưa từng lên bản đồ du lịch. Nhưng chính những nơi ấy, như Khe Mương, lại là nơi giữ hồn sông, giữ bóng hình cách mạng, và giữ cả lời thì thầm của núi đồi. Sông Thác Ma không chỉ gắn với chiến tranh, nó còn là nơi mở đất lập làng.

Các làng Cồn Tàu (nay là Đông Sơn), Tân Điền và Trầm (nay là Tân Sơn), Khe Mương (nay là Tây Sơn), đều dựa vào sông để trồng trọt, đánh cá, nuôi con. Trên bờ sông, những vạt ruộng nhỏ như bàn tay người mẹ, bao mùa đã nuôi lớn từng đứa trẻ. Song, Thác Ma hiện cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông sắp được tổ chức thực hiện, gây nguy cơ cao khiến bờ sông sạt lở. Hiện, mùa đông chưa tới, nhưng trong mắt của người trẻ đến người già, đã chứa chất bao nỗi lo âu.

Ngược dòng Thác Ma không chỉ là hành trình về phía ngược địa lý. Đó là cuộc đi tìm căn cước của đất, của người, và của một niềm tin chưa bao giờ mất, rằng, dù bao mùa mưa nắng, làng quê nhỏ này vẫn giữ được linh hồn mình, như dòng sông nhỏ kia, vẫn chảy âm thầm qua thời gian, qua ký ức, qua cả giấc mơ mai sau…

Theo Thanh Bình (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null