Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.
Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Những bãi đá trầm tích núi lửa triệu năm ngủ quên ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được thiên nhiên “hóa phép”, phủ kín rêu xanh, tạo cảnh nên bức tranh huyền ảo, thơ mộng hấp dẫn du khách.
Về tầm nhìn, Đồ án quy hoạch đặt mục tiêu phát triển Lý Sơn trở thành thành phố du lịch quốc tế xanh-sạch-đẳng cấp; phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị cốt lõi mang tính độc-lạ-hiếm.
Lý Sơn, đảo của những kình ngư hiên ngang Hoàng Sa, Trường Sa trên hàng ngàn con tàu, ai cũng có thể là “sói biển“. Từng lừng lẫy “sói biển“ Mai Phụng Lưu, gần đây là Bùi Văn Phải (32 tuổi)… Còn chuyện về “sói già“ 70 tuổi Nguyễn Quốc Chinh thì miên man như sóng gió ngàn năm nơi đảo nhỏ tiền tiêu này.
Từ tháng 5-2022 đến nay, huyện Lý Sơn đã có gần 300 ca bị sốt xuất huyết, nhiều ca bệnh nặng, người dân phải tự bỏ hàng chục triệu đồng thuê tàu vượt biển vào đất liền cấp cứu.
Lấy du lịch là trọng tâm, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang khai thác tiềm năng thế mạnh này để phát triển kinh tế. Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi để Lý Sơn bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản trên đảo. Tháng 6 vừa qua, tại Lý Sơn mô hình du lịch cộng đồng mới với tên gọi “Kỳ bí đảo núi lửa Lý Sơn“ ra đời, hứa hẹn sẽ mở ra hướng làm du lịch mới chuyên nghiệp, văn minh, bền vững.
Ngày 29.3, tại TP.Đà Nẵng, tuyến vận tải đường thủy tàu cao tốc từ Đà Nẵng đi đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) chính thức khai trương. Tuyến vận tải này rút ngắn chỉ còn 2 giờ, sức chở 600 khách.
Dự kiến sân bay Lý Sơn có đường cất hạ cánh dài 2.400m, đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, A321 và tương đương; năng lực khai thác 3-3,5 triệu hành khách/năm.
Ngày 19-4 (nhằm ngày 8-3 âm lịch), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa để tưởng nhớ, tri ân công đức những hùng binh Đội Hoàng Sa năm xưa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng Tổ quốc ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Việc mở tuyến đường thủy từ Đà Nẵng đi Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang lại kỳ vọng lớn về du lịch, đồng thời nâng tính kết nối giữa các điểm đến ở 3 địa phương này
Hướng đến công nghệ số hóa để góp phần quảng bá du lịch huyện đảo đến với du khách trong và ngoài nước, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh và huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sẽ hoàn thành việc gắn 28 mã QR cho các điểm du lịch trên đảo trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Lý Sơn, huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trước đây gọi là Cù Lao Ré, theo lý giải vì ở đây có nhiều cây “Ré“. Đây cũng là nơi đây được biết đến là quê hương của Hải đội Hoàng Sa anh hùng, nơi lưu giữ những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đó là một hành trình dài ngày ăn và ngủ theo những con sóng. Đó là những lúc tay cầm bát cơm, tay bám thành tàu. Đó là khoảnh khắc nhìn ánh hoàng hôn trong cái nghiêng tới 40 độ, nhìn mặt trời “chao liệng“ phía chân trời. Đó là những đêm nghe tiếng va đập loảng xoảng của bát đũa vì tàu rung lắc, nửa mê nửa tỉnh, bám chặt thành giường để khi sóng đánh mạn tàu không lăn khỏi giường.
Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Để giữ nguồn nước ngọt, cách tốt nhất vẫn là bảo quản, bảo vệ túi nước trên biển, xem xét các dự án đầu tư xây dựng tại đảo Lý Sơn ₫ể hạn chế thấp nhất việc hút nước ngọt trong lòng đất phục vụ công trình.