Quảng Ngãi: Xin xây sân bay Quốc tế ở Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự kiến sân bay Lý Sơn có đường cất hạ cánh dài 2.400m, đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, A321 và tương đương; năng lực khai thác 3-3,5 triệu hành khách/năm.
Ngày 9-5, UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn (Sân bay Lý Sơn).
Theo văn bản (số 1944/UBND-CNXD, ngày 7-5-2021) gửi Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cho rằng trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã có bước tăng trưởng khá trong phát triển kinh tế, xã hội và du lịch giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, kết quả đạt chưa đáp ứng được kỳ vọng như đã xây dựng trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, lần thứ XIX.

Toàn cảnh đảo Lý Sơn. Ảnh internet
Toàn cảnh đảo Lý Sơn. Ảnh internet
UBND tỉnh Quảng Ngãi nhận thấy những kết quả đạt được còn khiêm tốn, cần có giải pháp thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển những vị trí đắc địa, đầy tiềm năng về du lịch như đảo Lý Sơn, theo đúng tinh thần nêu trong phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX. Đó là đẩy mạnh phát triển du lịch; phát triển du lịch biển, đảo trở thành loại hình du lịch chủ đạo, lấy Lý Sơn làm hạt nhân.
Xác định du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế, qua nghiên cứu những mô hình du lịch tại các hòn đảo nổi tiếng thế giới, đảo Lý Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và được thiên nhiên ưu ái nhiều điểm độc đáo nổi tiếng, như di tích núi lửa hàng triệu năm, vách đá Hang Câu, cổng Tò Vò, miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới; các di sản văn hoá phi vật thể như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ đua thuyền Tứ Linh… hứa hẹn là điểm du lịch nổi tiếng thế giới nếu được đầu tư bài bản, chiến lược.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của việc thu hút nhà đầu tư chiến lược quan tâm đầu tư, xây dựng du lịch theo hướng bền vững tại Lý Sơn, đó là kết nối hạ tầng giao thông. Hiện để đến Lý Sơn chỉ có duy nhất bằng đường thuỷ nên rất bất tiện đối với du khách. Đây cũng là cản trở duy nhất để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của Lý Sơn.

Vị trí xây dựng sân bay Quốc tế Lý Sơn dự kiến tại xã An Hải. Ảnh: T.Trực
Vị trí xây dựng sân bay Quốc tế Lý Sơn dự kiến tại xã An Hải. Ảnh: T.Trực
Vì vậy UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, cho phép tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn theo hình thức BOT; đồng thời xem xét, chỉ đạo cho Bộ GTVT cho phép cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự kiến sân bay Lý Sơn là sân bay cấp 4C; có đường cất, hạ cánh dài 2400m, đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, A321 và tương đương; năng lực khai thác 3-3,5 triệu hành khách/năm. Vị trí nằm tại xã An Hải, Lý Sơn.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc quy hoạch và hướng tới xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn bảo đảm an ninh quốc phòng. Nếu được chấp thuận và cho phép, tỉnh Quảng Ngãi cam kết tập trung mọi nguồn lực, tổ chức triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành của pháp luật.
T.Trực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Từ ngày 8-4, UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng chức năng gồm đại diện UBND phường, công chức địa chính-xây dựng, Công an phường và Tổ trật tự đô thị tổ chức ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.