'Cánh đồng' rong hẹ dưới biển Lý Sơn khiến khách mê mẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rong hẹ mọc gần bờ biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt khi thủy triều rút.

Khi thủy triều rút, bãi biển thôn Đông An Vĩnh, H.Lý Sơn (Quảng Ngãi) lộ ra những đám rong hẹ rất đẹp, trông như thảm cỏ xanh mượt. Rong hẹ có chiều cao gần 10cm, mọc dưới nước.

Những đám rong hẹ là nơi trú ngụ cho cá con, sao biển và các loại ốc... Ảnh: HẢI PHONG
Những đám rong hẹ là nơi trú ngụ cho cá con, sao biển và các loại ốc... Ảnh: HẢI PHONG
Ông Lê Văn Trọng (52 tuổi, ở thôn Đông An Vĩnh, H.Lý Sơn) cho biết từ cuối tháng 10 đến nay, rong hẹ mọc rất nhiều trên các cồn cát ở đảo Lý Sơn. Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại cá nhỏ và ốc, cua... Vào mùa sinh sản, cá hay vào trong những đám rong hẹ để đẻ. Ảnh: HẢI PHONG

Ông Lê Văn Trọng (52 tuổi, ở thôn Đông An Vĩnh, H.Lý Sơn) cho biết từ cuối tháng 10 đến nay, rong hẹ mọc rất nhiều trên các cồn cát ở đảo Lý Sơn. Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại cá nhỏ và ốc, cua... Vào mùa sinh sản, cá hay vào trong những đám rong hẹ để đẻ. Ảnh: HẢI PHONG

"Người dân ở đây, cứ chiều đến hay ra ghềnh hoặc cồn cát có rong hẹ mọc để thả lưới đánh bắt cá khi thủy triều lên", ông Trọng nói. Ảnh: HẢI PHONG
"Người dân ở đây, cứ chiều đến hay ra ghềnh hoặc cồn cát có rong hẹ mọc để thả lưới đánh bắt cá khi thủy triều lên", ông Trọng nói. Ảnh: HẢI PHONG
Các loài cá vào trú ngụ trong bờ gần những đám rong hẹ. Ảnh: HẢI PHONG
Các loài cá vào trú ngụ trong bờ gần những đám rong hẹ. Ảnh: HẢI PHONG
Nhiều loài hải sản nằm trên đám rong hẹ khi thủy triều rút. Ảnh: HẢI PHONG
Nhiều loài hải sản nằm trên đám rong hẹ khi thủy triều rút. Ảnh: HẢI PHONG
Rong hẹ mọc trên các cồn cát nhìn như một bức tranh thiên nhiên. Ảnh: HẢI PHONG

Rong hẹ mọc trên các cồn cát nhìn như một bức tranh thiên nhiên. Ảnh: HẢI PHONG

Nước biển ở đảo Lý Sơn trong vắt nhìn rõ đáy. Ảnh: HẢI PHONG
Nước biển ở đảo Lý Sơn trong vắt nhìn rõ đáy. Ảnh: HẢI PHONG
Một số loài cá vào gần bờ đẻ, khi cá con lớn lên sẽ ra biển lớn. Ảnh: HẢI PHONG
Một số loài cá vào gần bờ đẻ, khi cá con lớn lên sẽ ra biển lớn. Ảnh: HẢI PHONG
Mùa này ở Lý Sơn thủy triều rút vào buổi sáng và lên lại vào buổi trưa, những đám rong hẹ sẽ nằm trọn trong nước biển. Ảnh: HẢI PHONG
Mùa này ở Lý Sơn thủy triều rút vào buổi sáng và lên lại vào buổi trưa, những đám rong hẹ sẽ nằm trọn trong nước biển. Ảnh: HẢI PHONG

Lý Sơn là bảo tàng sống của nhiều thể loại: Từ khảo cổ, địa chất, văn hóa phi vật thể, lịch sử và nổi tiếng nhất là những đội binh phu từ đất này đi Hoàng Sa, Trường Sa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của hàng trăm năm trước.

Những năm qua, để thu hút du khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá, Quảng Ngãi đã thực hiện hàng loạt công tác kích cầu du lịch trên đảo Lý Sơn. Nhờ đó, mỗi năm, Lý Sơn đón hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.