Bước vào mùa thay lá, cả cánh rừng nguyên sinh ở huyện Tương Dương (Nghệ An) chuyển mình từ xanh sang vàng úa rồi rụng lá trơ trọi, tạo nên vẻ đẹp bình dị, hoang sơ.
Ông Nguyễn Đình Trọng (70 tuổi, ở thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được xem như “mãnh hổ” trông coi, gìn giữ nguyên vẹn Rú Lịnh - khu rừng nguyên sinh duy nhất ở đồng bằng Quảng Trị.
(GLO)- Nằm trên độ cao 1.171 mét so với mặt nước biển, đỉnh Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) có khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với mây trời, gió núi cùng hòa quyện. Đến với Pờ Yầu, du khách sẽ được cảm nhận những cung bậc cảm xúc khác nhau trong suốt hành trình vượt dốc, băng rừng nguyên sinh...
Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Công ty liên kết của Tổng Công ty Phát điện 3) làm chủ đầu tư với công suất 220MW. Công trình được khởi công vào tháng 9/2009. Sau hơn 10 năm thi công với rất nhiều khó khăn và gián đoạn nhiều lần, dự án Thủy điện Thượng Kon Tum cũng đã chính thức được triển khai tích nước và hòa lưới điện quốc gia thành công vào tháng 3/2020.
(GLO)- Những cánh rừng nguyên sinh thuộc huyện Kbang, Gia Lai cung cấp nguồn sản vật rất phong phú, trong đó có mật ong rừng. Ong rừng rất thích làm tổ trong bộng cây pơrang. Do vậy, những bộng cây lớn thường có rất nhiều tổ ong mật.
(GLO)- Bên cạnh những buôn làng mang đậm giá trị văn hóa bản địa thì hệ thống lòng hồ, thác nước phong phú giữa những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ là một trong sản phẩm làm nên thương hiệu du lịch Gia Lai.
Để có thể đáp ứng các mục tiêu về bảo tồn và khí hậu, chính phủ các nước cần đẩy mạnh nỗ lực bảo vệ các khu rừng nguyên sinh, là lời kêu gọi của các nhà khoa học quốc tế trong công trình nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Nature Ecology & Evolution của Anh.
Thật hiếm có nơi nào trên đất nước ta, một khu rừng nguyên sinh, nguyên trạng vẫn tồn tại ngay cạnh quốc lộ. Đó chính là rừng săng lẻ, nằm bên quốc lộ 7A (xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Sự tồn tại của khu rừng đặc biệt này không chỉ tạo điểm nhấn cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An, mà còn là ý thức, là tinh thần quyết giữ rừng, coi rừng là “báu vật“ của người dân bản địa.
(GLO)- Mấy mươi năm qua, hàng triệu héc-ta rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, kể cả hàng trăm ngàn héc-ta rừng khộp-rừng thay lá đặc hữu của Tây Nguyên đã cạn kiệt trước sự vô tâm tàn phá của con người.
(GLO)- Vùng rừng nguyên sinh của K7 (huyện Kông Chro và Đak Pơ ngày nay) từng là những nơi đứng chân của các đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương, cả các cơ quan dân chính thuộc K8 (An Khê ngày nay) những năm trước giải phóng-1975.