Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 tại Ninh Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do tình hình mưa lũ, Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 ở Ninh Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lùi thời gian tổ chức sang tháng 12/2024, thời gian cụ thể được thông báo sau.
Nghệ nhân Đạt Thị Nam, thành viên Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất, kinh doanh dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp tại thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) dệt vải thổ cẩm. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Nghệ nhân Đạt Thị Nam, thành viên Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất, kinh doanh dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp tại thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) dệt vải thổ cẩm. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có văn bản thông báo tới các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024.

Văn bản nêu rõ, ngày 19/6/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 2576/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/9/2024 tại tỉnh Ninh Thuận.

Tuy nhiên, trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, thực hiện Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 06/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 và mưa, lũ sau bão, Bộ VHTTDL đã thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12/2024, thời gian tổ chức cụ thể được thông báo sau.

Theo Kế hoạch trước đó, Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 mang chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/9 tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.

Đây được coi là đợt sinh hoạt chính trị để bà con dân tộc Chăm giới thiệu những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình.

Dự kiến gần 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, vận động viên là đồng bào Chăm từ 9 tỉnh, thành phố tham gia, đại diện cho hơn 179.000 đồng bào dân tộc Chăm trong cả nước.

Các hoạt động văn hóa bao gồm trình diễn lễ hội, trình diễn trang phục truyền thống, nghi thức sinh hoạt văn hóa của người Chăm (đặc biệt khi người Chăm có 3 tôn giáo là Chăm Bàlamôn, Chăm Bàni và Chăm Islam), các triển lãm giới thiệu sản phẩm văn hóa-du lịch, các nghề thủ công truyền thống, nổi bật có nghề gốm Bàu Trúc.

Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 được tổ chức nhằm khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc nói chung, với văn hóa dân tộc Chăm nói riêng.

Thông qua Ngày hội, Ban tổ chức muốn giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm như nghệ thuật múa, âm nhạc, kiến trúc, nghề truyền thống, nhạc cụ, các di sản văn hóa, đặc biệt là hệ thống tháp Chăm,… tới công chúng, đồng thời khẳng định những đóng góp vô cùng quan trọng của giá trị di sản văn hóa Chăm với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Hội thảo vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày 20-9, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo báo chí tỉnh lần thứ XI - năm 2024 với chủ đề “Vai trò của báo chí trong xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới”.
Đạo diễn-Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Nhuệ Giang: Chọn một số nhân vật phim “Lạc rừng” ngay tại Gia Lai

Đạo diễn-Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Nhuệ Giang: Chọn một số nhân vật phim “Lạc rừng” ngay tại Gia Lai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Mới đây, đoàn làm phim của Công ty TNHH HDA Phim (Hội Điện ảnh Việt Nam) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về việc sản xuất bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng”; đồng thời, khảo sát một số địa điểm để chọn làm bối cảnh phim.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.