Vẻ đẹp tháp cổ ngàn năm tuổi của người Chăm ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tháp Bánh Ít ngàn năm tuổi là quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp cùng những bức tượng đá trầm tư mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm.

Tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc nằm cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 20 km. Công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII trên đỉnh một quả đồi nằm giữa hai nhánh sông Kôn.

Đây là một quần thể gồm 4 tháp: tháp Cổng, tháp Bia, tháp Hỏa và tháp Chính. Đứng nhìn từ xa, quần thể này trông giống như chiếc bánh ít - đặc sản ở địa phương nên người dân nơi đây gọi là tháp Bánh Ít. Mỗi tháp đều có kiến trúc riêng biệt, sắc thái khác nhau.

Cụm tháp này được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982 và được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận vào top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất vào năm 2014.

Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một quả đồi thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, (H.Tuy Phước, Bình Định). Ngọn to nhất cao khoảng 29,6 m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít. Ảnh: Nhật Thịnh

Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một quả đồi thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, (H.Tuy Phước, Bình Định). Ngọn to nhất cao khoảng 29,6 m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít. Ảnh: Nhật Thịnh

Nhiều di tích đền tháp, các công trình điêu khắc đá và các hiện vật của người Chăm xưa đều có hình biểu tượng giống linga, yoni thể hiện mong ước sinh sôi nảy nở, hòa hợp âm dương. Ảnh: Nhật Thịnh

Nhiều di tích đền tháp, các công trình điêu khắc đá và các hiện vật của người Chăm xưa đều có hình biểu tượng giống linga, yoni thể hiện mong ước sinh sôi nảy nở, hòa hợp âm dương. Ảnh: Nhật Thịnh

Quần thể di tích tháp Bánh Ít là một quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Nhật Thịnh

Quần thể di tích tháp Bánh Ít là một quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Nhật Thịnh

Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá. Ảnh: Nhật Thịnh

Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá. Ảnh: Nhật Thịnh

img
img
img
Bình Định kỳ vọng mùa hè năm 2023 sẽ đón lượng khách cao hơn năm trước để đánh dấu sự hồi phục hoàn toàn sau dịch Covid-19. Địa phương cũng phối hợp với các công ty du lịch xây dựng các chương trình du lịch mới, hấp dẫn, khác biệt để đặt mục tiêu đón 5 triệu khách trong năm 2023. Ảnh: Nhật Thịnh
Bên trong tháp, bức tượng nữ thần Siva được phục chế, vẫn giữ được hình ảnh chân thật như nguyên bản. Tháp Bánh Ít là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh. Ảnh: Nhật Thịnh

Bên trong tháp, bức tượng nữ thần Siva được phục chế, vẫn giữ được hình ảnh chân thật như nguyên bản. Tháp Bánh Ít là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh. Ảnh: Nhật Thịnh

Người Chăm thường dùng đá sa thạch, đá hoa cương và gạch điêu khắc để xây dựng các công trình tháp cổ. Ảnh: Nhật Thịnh

Người Chăm thường dùng đá sa thạch, đá hoa cương và gạch điêu khắc để xây dựng các công trình tháp cổ. Ảnh: Nhật Thịnh

Bình Định từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa, những di tích kiến trúc tháp Chăm tại đây đều ngót nghét ngàn năm tuổi. Trong đó, tháp Bánh Ít được xem là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến Bình Định. Ảnh: Nhật Thịnh
Bình Định từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa, những di tích kiến trúc tháp Chăm tại đây đều ngót nghét ngàn năm tuổi. Trong đó, tháp Bánh Ít được xem là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến Bình Định. Ảnh: Nhật Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.