Lúc nào thì người nhiễm Covid-19 dễ lây nhiễm cho người khác nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ai cũng sợ nhiễm Covid-19, nhưng đa số mọi người không thể nhận biết mình bị lây nhiễm từ lúc nào.
Biến thể Delta dễ lây lan hơn các chủng trước đó. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Biến thể Delta dễ lây lan hơn các chủng trước đó. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Vậy thì khi nào thì người bị nhiễm virus có khả năng lây bệnh cho người khác nhất?
Covid-19 lây lan dễ dàng từ người này sang người khác, đặc biệt, biến thể Delta mới thậm chí còn dễ lây lan hơn các chủng trước đó, theo Express.
Vì vậy người bị nhiễm Covid-19 cần phải được cách ly để bảo vệ người khác, nhưng nhiễm Covid-19 ở giai đoạn nào thì dễ lây nhiễm cho người khác nhất?
Thời gian từ khi tiếp xúc với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng được gọi là thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 2 đến 14 ngày.
Nhưng các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 4 - 5 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus.
Còn khả năng lây bệnh cho người khác thì còn sớm hơn nữa, từ khi chưa hề có các triệu chứng. Người nhiễm Covid-19 có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác trong vòng 48 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng, nghĩa là chỉ 2 - 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus, theo Express.
Điều này gây lo ngại, vì Trường Y Harvard cho biết người nhiễm Covid-19 có nhiều khả năng lây bệnh cho người khác trong 48 giờ trước khi họ phát triển các triệu chứng.
Đó là một trong những lý do khiến nhiều nước trên thế giới khuyến khích người dân cẩn thận, vì họ có thể bị nhiễm virus và vô tình lây lan cho người khác trước khi các triệu chứng phát triển.
 
Người nhiễm Covid-19 có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác trong vòng 48 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Người nhiễm Covid-19 có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác trong vòng 48 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “Khoảng 1/3 người mắc Covid-19 không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác”, theo Express.
"Đây là lý do tại sao các tổ chức y tế khuyên mọi người nên cẩn thận và hạn chế tiếp xúc với người khác".
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?