Luật tục Jrai phạt người làm lây lan dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ xa xưa, người Jrai đã đề ra luật tục để điều chỉnh hành vi của các thành viên, đảm bảo trật tự trong cộng đồng dân cư, trong đó có điều luật về tội cố tình làm lây bệnh tật cho người khác. Luật tục Jrai có tên gọi Tơ lơi phian Jrai; người được dân làng cử đứng ra xử phạt là pô phat kđi và người làm chứng là gong lan.
Một buổi xử phạt theo luật tục ở huyện Kbang. Ảnh: Thế Phiệt
Một buổi xử phạt theo luật tục ở huyện Kbang. Ảnh: Thế Phiệt
Trong cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, lịch sử đã ghi nhận có nhiều loại bệnh truyền nhiễm xuất hiện gây nên các trận dịch làm xáo trộn đời sống, thiệt hại cả vật chất và con người ở các buôn làng như: dịch hạch, dịch tả, bệnh đậu mùa… Có nhiều nguyên nhân về nguồn lây bệnh trong cộng đồng nhưng trong đó có nguyên nhân do chủ quan của con người, có thể là sơ ý hoặc cố ý khiến mầm bệnh phát tán lây lan cho người khác.
Chính vì tính chất nguy hiểm của các loại bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự tồn vong của tộc người nên hầu hết các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đều có luật tục nhằm khuyên bảo, đề ra cách ứng xử và cả việc chế tài, buộc mọi người phải tuân theo. Thường hình thức chế tài cao nhất mà luật tục của các dân tộc nơi đây là trục xuất thành viên vi phạm ra khỏi cộng đồng, như vậy đồng nghĩa với việc loại bỏ kẻ phạm tội ra khỏi đời sống con người.
Luật tục Jrai vùng Cheo Reo và Pleiku tất thảy có 5 chương và 65 điều. Riêng điều 11 ở chương III quy định về tội cố tình làm lây bệnh trong buôn làng. Mỗi điều luật có 2 phần chính: biện luận về sự phạm tội và mức độ phạt. Ở điều này, phần biện luận khá cụ thể, chi tiết nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan và sự ảnh hưởng của người làm lây bệnh; khi dịch bệnh đã phát tán trong cộng đồng thì nó không phân biệt người giàu, người nghèo; nó giết hại mọi người trong gia đình, thị tộc; nó như một cái cây bị dịch bệnh sẽ làm thối hết mầm cây, lá cây…
Và từ đó, con người, các dòng họ đều bị diệt vong: “Nó bị một vết loét, nó làm lây lan người khác/Nó bị vẩy chốc, nó làm lây lan người khác/Nó bị hủi, nó làm lây lan từ làng này sang làng nọ/… Nó làm cho mọi người lo lắng/Về cả đám trẻ nhà nghèo lẫn đám trẻ nhà giàu”. Và người ta ví như: “Cây có lá nó làm thối rụng/cây có mầm nó tách khỏi cây/Cây lớn lên sinh sôi nó cắt trụi ngọn”. Bởi thế, nó làm cho con người bị diệt vong. Vì thế, kẻ làm cho dịch bệnh lây lan là đã phạm vào tội lớn cần có hình phạt thích đáng.
Vừa qua, ở một số huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh đã xảy ra dịch Covid-19, trọng điểm là ở thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa. Các lực lượng phòng-chống dịch cùng với hệ thống chính trị các địa phương phối hợp với người có uy tín ở buôn, làng tuyên truyền, vận động đồng bào cùng tham gia chống dịch hiệu quả.
Các già làng, trưởng thôn đã vận dụng luật tục của dân tộc mình để khuyên răn, giáo dục các thành viên trong buôn làng thực hiện nghiêm các quy định phòng-chống dịch, không để dịch Covid-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đến nay, cơ bản dịch Covid-19 đã được khống chế trên địa bàn, số người bị nhiễm bệnh đã được cách ly điều trị. Mọi người trong cộng đồng buôn làng nơi đây đều nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan với dịch bệnh.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.