Lựa chọn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiếc xe khách 16 chỗ dừng lại trước một con đường nhỏ chạy giữa những liếp cam xanh mướt mắt. Tôi xuống xe, vẫn còn ngờ ngợ liệu mình có đến đúng chỗ không, dù bác lơ xe có tuổi đã bảo đảm đây chính xác là địa chỉ tôi đưa, còn tôi không có lý do gì để không tin bác ta cả.

Mà cũng phải thôi, tôi nghĩ thầm khi đã đi giữa con đường nhỏ xíu, một mình giữa những tán cam chưa vượt quá đầu người là bao nhưng cành lá mơn mởn vươn ra bốn bề, cái sắc xanh phập phồng hòa vào màu nắng.

Nhiều năm trước, tôi ở đây ba ngày dự đám cưới con bạn thân, xứ này còn vắng lắm. Còn bây giờ, màu xanh như gió quạt vào lòng người, tôi bất giác nghĩ đến một câu thơ nổi tiếng: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc...". Thơ với chả thẩn!

Từ hồi đám cưới Hằng tới giờ, tôi mới có dịp về đây lần nữa. Gọi là dịp thì thật ra không hẳn, vì chẳng phải là do cơ may nào, mà là tôi cố tình xin nghỉ phép để nghỉ ngơi. Con đường nhỏ chạy giữa vườn cam độ hơn cây số, kết thúc khi gặp một dòng sông nhỏ chảy ngang. Nhà Hằng ở đó, giáp mé sông. Tôi gõ nhẹ cánh cổng, ba con chó lớn phóng ra với tốc độ đáng ngạc nhiên, sủa inh ỏi như đánh thức cả xóm đang vào giấc trưa.

Rồi từ cánh cửa bên hông nhà, có lẽ là cửa nhà bếp, một người phụ nữ độ ba mươi ló đầu ra, tóc tai hơi bù xù một tí, ngó tôi trân trối. "Trời đất ơi mày từ cái xó nào chui ra vậy hả Nguyên", rồi thậm chí nó không thèm quát mấy con chó, cứ thế chúng tôi đứng ngó nhau thêm một hồi nữa, trước khi nó nhớ ra là phải mở cổng cho tôi vào.

Anh Quân đâu?

Biết mày xuống nên chạy trốn mất rồi - Hằng trả lời tỉnh bơ, nhưng rồi thấy tôi đơ mặt ra, nó bật cười - Giỡn đó, ảnh dắt hai thằng nhỏ về nhà bà cô ăn đám giỗ rồi. Dám chừng có nhậu nhẹt, mà nếu đã có nhậu thì chắc cũng phải chiều mới về. Mày cứ tự nhiên.

Mới nói tới đó thì Hằng nhớ ra là nó còn mấy con cá đang chiên dở trong bếp. Đúng kiểu hai đứa bạn nối khố từ thời nào không nhớ nổi, nó lôi tôi vào bếp, sau khi rộng rãi cho tôi chừng 30 giây ngó nghiêng ngôi nhà.

Bếp là nơi được chăm chút nhất trong nhà nó. Khác hẳn với phòng khách chỉ có bộ salon, một cái tủ kiếng chưng vài lọ hoa giấy và một cái giá lớn đầy những cuốn sách đã ngả màu - hẳn là của hồi môn của nó từ hồi học đại học qua học thạc sĩ, căn bếp đầy ắp những nồi niêu xoong chảo đủ kiểu, một cái tủ lạnh quá hoành tráng cho gia đình bốn người, cùng hàng đống thứ đồ nhà bếp lung tung khác mà tôi chỉ mới thấy trên sách ảnh. Quả là người phụ nữ của gia đình có khác.

Ủa rồi ở đây đám tiệc lúc nào cũng đi cả ngày như thế hả?

Ờ - Hằng gật đầu - Năm bữa đi thì hết bốn bữa về là "xỉn quắc cần câu" rồi. Nhưng say thì đi ngủ thôi. Anh Quân vẫn thế...

Lời kể bỏ lửng, mắt nó ánh lên lấp lánh. Có một nỗi tự hào lẫn yêu thương loang nhẹ trong câu nói của con bạn, đến mức tự nhiên tôi thấy lòng mình hơi hơi nhói lên một cái. Không biết vì sao.

Gặp nhau dĩ nhiên là vui. Hằng không già đi mấy, thậm chí còn mặn mà hơn lúc còn đi học, thời đó nó là hoa khôi khiến khối anh chàng chết mê. Nhưng trong vẻ đẹp đó có một cái gì lạ lùng, một cái gì được thêm vào chứ không phải là nó của trước đây, và một cái gì đó hình như đã mất đi đâu rồi. Những câu kể bỏ lửng nhiều, để mắt nối lời bằng cái nhìn xa xôi kỳ quặc. Có lẽ là khoảng cách thời gian. Tôi tự trấn an mình. Bao nhiêu chuyện đã xảy ra cho nó trong ngần ấy năm. Và, cũng bao nhiêu chuyện xảy ra cho tôi nữa.

Mày ở đây đợi chút, tao chạy ra vườn hái thêm vài cọng rau đã.

Ê cho tao đi với!

Thôi, nắng lắm! Đợi xíu tao vô liền!

Không để tôi kịp nói gì thêm, nó vớ lấy cái nón lá rồi phi ra vườn. Tôi vẫn ngờ ngợ chưa quen với hình ảnh con bạn thân từng chỉ mọt sách nay đang loay hoay với đủ thứ đồ nghề nhà bếp trên tay, thành thục như một nghệ sĩ làm xiếc.

Minh họa: KHỀU

Minh họa: KHỀU

... Ngày trước, hồi hai đứa còn học đại học, khi tôi ngáp lên ngáp xuống vì cái tính chất ru ngủ ngàn năm như một của lớp logic học đại cương thì Hằng, mặt đầy nghiêm túc, đưa cho tôi cuốn tuyển tập truyện ngắn của một tác giả trẻ nào đó tôi chẳng còn nhớ tên. Câu chuyện nó kêu tôi đọc viết về một cô gái phải đứng giữa hai sự lựa chọn, một là công việc, một là người yêu.

Cô gái đó chọn vế đầu tiên, tất nhiên sau khá nhiều dằn vặt và mặc dù hết sức thành công với nó, cô vẫn cứ trăn trở rằng lựa chọn của mình có đúng hay không, khi nỗi cô đơn cứ đeo đẳng cô từng chiều tan tầm, khi nhìn người ta đón đưa nhau.

Lúc đó, tôi không băn khoăn gì mấy. Lựa chọn đó với tôi là tất nhiên, vì nếu là tôi thì tôi cũng chọn lựa điều tương tự mà không mảy may suy nghĩ. Những cô gái vừa trưởng thành, thừa khả năng và thừa tự tin vào khả năng của mình bao giờ cũng sợ chuyện trở thành một kẻ đứng sau. Hằng lại nghĩ khác. Hằng ra trường là đi làm cho một tờ báo chuyên về nghệ thuật rồi nhanh chóng trở thành gương mặt sáng giá của làng báo chí thành phố, trong khi vẫn tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số chót vót. Chắc chắn nó sẽ học lên và con đường sự nghiệp rộng mở đầy hứa hẹn.

Nhưng đột ngột, ba Quân qua đời. Anh là đứa con trai duy nhất nên phải về quê để chăm lo vườn tược của gia đình. Anh khăn gói quay về. Còn Hằng, nó buộc phải lựa chọn. Hoặc là thành phố với tất cả những điều đang có hoặc là Quân. Đất vườn nằm hun hút trong một huyện xa, về đó nghĩa là những gì nó đang có là vô nghĩa - ở đó người ta cần một người vợ đảm đang, chứ không cần một nhà báo sắc sảo.

Nhưng Hằng đã vẫn chọn rời bỏ thành phố. Một năm sau đó, bé Huy chào đời, trang cá nhân của nó bắt đầu đầy những hình ảnh đứa con trai kháu khỉnh. Hai năm sau là một thằng bé thứ hai. Những gì tôi thấy hôm nay cho tôi biết bạn mình không sai - Hằng hạnh phúc với lựa chọn của nó. Nhưng tôi vẫn không thể không tự hỏi rằng nó thật sự đã nghĩ gì khi bỏ lại giấc mơ duy nhất mà nó theo đuổi từ khi còn bé?

Nghĩ gì mà ghê thế?

Hằng đứng sau lưng tôi tự lúc nào, tay bưng một ca nước cam óng ánh như mật. Tôi do dự một chút rồi kể cho nó câu chuyện trong lớp học nhiều năm trước, kể cả những suy nghĩ của tôi lúc đó.

Không ngờ mày nhớ dai dữ vậy - Hằng cười, theo một cách mà tôi không đoán nổi là nó đang vui hay buồn - Nhưng đúng ra thì tao cũng nhớ...

Hằng lại bỏ lửng câu nói. Còn tôi, đột nhiên nghĩ đến Duy, người yêu đầu tiên. Chúng tôi yêu nhau từ thời sinh viên, một kiểu tình yêu trong trẻo, nửa trẻ thơ nửa người lớn. Rồi ra trường, mỗi đứa đều có công việc riêng. Tôi miệt mài với niềm đam mê của mình. Duy ủng hộ tôi, nhưng rồi những khoảng trống bắt đầu xuất hiện, đơn giản vì cả hai đứa đều quá bận rộn.

Cùng sống trong một thành phố mà những buổi hẹn hò cứ thưa dần. Công việc chiếm lấy hầu hết thời gian của tôi. Hơn một lần, tôi gạt đi đề nghị của Duy về mối gắn bó lâu dài. Khi một ước mơ nào đó quá lớn, mọi điều khác buộc phải lùi lại phía sau. Hôn nhân có thể ngọt ngào nhưng về bản chất, đó vẫn là sự ràng buộc. Hai mươi lăm tuổi, tôi nghĩ như thế.

Duy bỏ công việc đã ổn định ở công ty tài chính, đi du học Phần Lan theo diện tự túc và ở lại luôn bên ấy. Chắc không ai đủ kiên nhẫn chờ một cô gái không đặt tình yêu lên vị trí đầu tiên. Chúng tôi chia tay nhau âm thầm theo cách của một ngọn nến đã tàn, không còn gì để níu kéo. Duy biến mất đâu đó giữa Phần Lan xa lạ.

Tôi đổ đầy cuộc sống của mình bằng công việc, bước qua chếnh choáng của những đêm không anh bằng hàng phin cafe đắng ngắt, cao ngạo nghĩ rằng mình mạnh mẽ. Mọi thứ đã rất ổn, cho đến hôm nay. Khi tôi thấy Hằng nhắc đến anh Quân và hai đứa con với ánh mắt lấp lánh. Đáng ra tôi cũng có thể như thế khi nói về Duy. Vậy mà tôi đã chỉ có thể nghĩ đến anh bằng nỗi xót xa. Người yêu cũ.

***

Ngày... tháng... năm...

Cuối cùng thì chiều nay Quân cũng nói chuyện đàng hoàng với mình, rằng anh phải về Vĩnh Long. Không phải về thăm, mà là ở lại. Thật ra mình đã biết điều đó, biết thôi, không làm gì được. Quân không nói đến những lựa chọn, nhưng mình biết chứ, mình phải lựa chọn. Mình rời một miền quê, vào thành phố để nuôi dưỡng ước mơ này, rồi lại bỏ đi để gắn mình với một miền quê khác?

Chưa bao giờ mình nghĩ đến chuyện đó. Mình chắc là không làm được gì nữa đâu nếu không phải là công việc liên quan đến văn chương, và (xin lỗi anh nhé Quân), mình đã sống với nó từ trước khi tìm thấy anh trong đời. Nhưng nếu không có anh, đến cả thành phố này cũng sẽ vắng lắm.

Ngày... tháng... năm...

Mình muốn ở lại. Mình biết là mình muốn ở lại mà. Nhưng mình cũng muốn anh ở lại. Nhưng mình biết là không thể mà. Lựa chọn lúc nào cũng khó. Đừng đẩy cái khó đó cho nhau.

Ngày... tháng... năm...

Mình quen dần với cuộc sống này rồi. Quân tốt, mẹ anh tốt, những người ở đây cũng tốt, dù đôi khi họ chẳng hiểu mình muốn nói gì nữa. Nhưng thôi, đừng đợi chờ quá nhiều từ cuộc sống này, mong đợi ít đi một chút sẽ giúp mình bình yên thêm một chút. Hằng à, đừng nghĩ nữa !

Ngày... tháng... năm…

Hình như lâu lắm rồi mình mới lại viết thì phải? Hơi run tay!

Không thể nào tin nổi là Nguyên xuất hiện giữa nhà mình. Trời đất ơi, bao nhiêu năm rồi không thấy mặt, lần nào điện thoại nó cũng than bận, cứ như thể nó bị đống công việc nuốt trọn giữa đất Sài Gòn.

Nhìn Nguyên, mình hơi ghen tị. Nói thật lòng đi mày, đừng cố lừa dối mình nữa. Nguyên vẫn sống như vậy, hết mình với những điều nó thích. Mày à, nếu ngày trước mày không lựa chọn về đây, thì có phải bây giờ mày cũng như Nguyên?

Chiều nay, một phút nông nổi, mình đã ước gì mình mạnh mẽ như nó. Mình nhớ là mình cũng từng có một thời đam mê đến thế kia mà...

***

Sau cánh cửa sổ khép hờ, gió lay mãi tấm màn mỏng. Cuốn sổ để mở, những trang giấy đã hơi ngả màu cứ phấp phới, như là muốn được bay lên.

Có thể bạn quan tâm

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.