Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam.

Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi, trân châu, hạt sen, đậu ngọt, hạt dẻ nước hoặc thạch...

Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến
Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến

Bất kể có nhiều loại nguyên liệu được sử dụng trong món chè, chúng hầu như luôn có nước cốt dừa và trang trí thêm chuối, đậu phộng giã nát... Món ăn được phục vụ nóng hoặc lạnh, mặc dù nó đặc biệt phổ biến như một món ăn mát lạnh trong những ngày hè nóng bức.

Món tráng miệng này thường có ba lớp riêng biệt: màu vàng (đậu xanh), màu đỏ (đậu) và màu xanh lá cây (thạch với chiết xuất lá dứa). Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều loại chè khác như chè bắp, chè ba ba, chè đậu đen nhưng chè ba màu vẫn giữ vị trí số một về mức độ phổ biến.

Bánh flan là phiên bản Việt Nam của kem caramel. Mềm mại và được bao phủ bởi một lớp caramel có đường, kem caramel kiểu Pháp là món tráng miệng cổ điển và vượt thời gian. Bánh flan Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của ẩm thực Pháp từ thời kỳ thuộc địa.

Tuy đơn giản về nguyên liệu và cách chế biến nhưng bánh flan lại là món tráng miệng đẹp mắt và tinh tế. Nó thường sử dụng hỗn hợp sữa và trứng có hương vị vani hoặc cà phê đậm đà, được phủ caramel. Khi chín, chiếc bánh flan được úp ngược lại, để lại một lớp nước sốt caramel đậm đặc phía trên, tràn xuống các mặt, phủ lên toàn bộ chiếc bánh một màu hổ phách ngon miệng.

Chè trôi nước là món tráng miệng Việt Nam kết hợp giữa nước ngọt vị gừng và lớp bột dẻo. Nước thường được làm ngọt bằng đường thốt nốt và đôi khi có thêm hương vị của lá dứa, trong khi nhân bên trong bánh nếp theo truyền thống bao gồm sự kết hợp của nước cốt dừa và bột đậu xanh. Chè trôi nước luôn được phục vụ khi còn ấm, thường được trang trí bằng nước cốt dừa và hạt mè rang.

Chuối chiên là món ăn vặt đường phố phổ biến của người Việt thường được làm bằng những quả chuối xiêm nhỏ, thơm và chín. Trước khi chiên, các lát chuối theo chiều dọc được làm phẳng rồi phủ một lớp bột thường kết hợp giữa gạo và bột mì, nước cốt dừa hoặc kem dừa, đường và nhiều chất bổ sung tùy chọn khác như quế, dừa vụn, hương liệu hoặc mật ong.

Chuối chiên ngon nhất là khi còn nóng, thỉnh thoảng rắc thêm mè và nước dừa.

Bánh da lợn là món tráng miệng truyền thống của Việt Nam, bao gồm các lớp dai thường được làm bằng đậu xanh xay nhuyễn, tinh bột sắn, bột gạo và nước cốt dừa. Theo truyền thống, mỗi chiếc bánh có một lớp màu vàng nhạt làm từ đậu xanh và một lớp màu xanh được tẩm hương liệu và tạo màu bằng lá dứa, trong khi các nguyên liệu tùy chọn bao gồm sầu riêng hoặc khoai môn.

Các món tráng miệng khác của Việt Nam trong danh sách gồm: Rau câu, bánh đậu xanh, bánh bò, bánh chuối, chè bưởi và bánh cam, bánh trôi, chè chuối, chè hạt sen và chè đậu xanh.

Theo Phương Vi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

Độc đáo món anam tơpung của người Jrai

(GLO)-Mỗi khi gia đình có hiếu hỉ, người Jrai thường nấu nhiều món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong số đó, không thể không nhắc đến món anam tơpung, một món canh bột độc đáo và hấp dẫn.

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Chợ chiều Phú Túc

Chợ chiều Phú Túc

(GLO)-

Có ai đó đã từng nói, muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy đến phiên chợ của nơi ấy. Và chợ chiều thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là nơi như thế khi hội tụ những nét đặc sắc rất riêng của miền quê vùng chảo lửa mà hiếm nơi nào có được.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.