Linh vật rắn mặc thổ cẩm-điểm nhấn độc đáo của Gia Lai Tết 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rắn vàng, rắn bạc mang ý nghĩa tài lộc ấm no, rắn mặc đồ thổ cẩm ca ngợi nét đẹp truyền thống của đồng bào Tây Nguyên…hứa hẹn sẽ là điểm nhấn độc đáo của Đường hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

e6e892b2882734796d36.jpg
Linh vật rắn mặc trang phục thổ cẩm sẽ là điểm nhấn Tết 2025 tại Gia Lai.

Nhiều năm qua, nhà điêu khắc Nguyễn Vinh là người được UBND TP. Pleiku tín nhiệm đặt hàng sáng tạo linh vật của năm. Những ngày này, anh và cộng sự đang khẩn trương hoàn thiện những khâu cuối của việc tạo hình, trang trí linh vật đại diện cho năm mới Ất Tỵ 2025.

faced92535b089eed0a1.jpg
Phối cảnh một góc Đường hoa xuân 2025 với sự góp mặt của linh vật rắn.

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện năm nay, Nguyễn Vinh cho hay: Gia Lai không chỉ là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hoang sơ, tuyệt đẹp mà còn in đậm dấu ấn bản sắc văn hóa.

Hưởng ứng chủ đề “Tỏa hương rừng, bừng sắc núi” của Đường hoa xuân năm 2025, anh đã thổi hồn bản sắc dân tộc vào linh vật của năm khi tạo hình rắn mặc trang phục thổ cẩm với hoa văn đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên.

5d3e0e472dda9184c8cb.jpg
Các tác phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.

Ở một khu vực khác, anh bố trí cụm tượng theo phong cách hoạt hình ngộ nghĩnh, vui tươi, đại diện cho hình ảnh gia đình rắn đoàn tụ, sum vầy bên dưa hấu đỏ, bánh chưng xanh-nét đặc trưng trong phong tục của người Việt.

Hai bên tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên bố trí linh vật rắn vàng-tượng trưng cho sự quyết đoán, uy nghi; rắn bạc-uyển chuyển nhẹ nhàng.

Thế rắn được thiết kế đầu ngẩng cao, đuôi ôm túi vàng, túi bạc tượng trưng cho 1 năm sung túc, thuận lợi, thăng tiến, khẳng định vị thế của một năm mới vững vàng, phát triển.

Các linh vật đẹp mắt, ngộ nghĩnh trên sẽ sớm xuất hiện tại Quảng trường Đại Đoàn Kết để mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho công chúng dạo đường hoa cũng như các bạn trẻ thích check-in.

Có thể bạn quan tâm

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.