Lí do nào khiến doanh nghiệp Việt không muốn lớn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro khiến doanh nghiệp bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý…
Phát biểu tại toạ đàm “Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và Giải pháp”, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đóng góp vào GDP của khu vực doanh nghiệp (DN) tư nhân đã có sự tăng trưởng, nhưng khu vực này vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường.
Lí giải về điều này, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam, cho đến nay Việt Nam mới xuất hiện 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới và chưa có DN nào ngấp nghé ở top các DN hàng đầu thế giới.
 Khu vực doanh nghiệp tư nhân đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường.
Theo Viện trưởng CIEM, lý do là ở Việt Nam hiện nay có thể tự do kinh doanh, nhưng chưa có sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, môi trường kinh doanh của chúng ta còn nhiều rủi ro. DN Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý. 
DN kinh doanh chưa an toàn vì hệ thống pháp luật “8 không” như không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... và sự áp dụng tuỳ tiện “sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng” khiến doanh nghiệp không thể ứng phó, giải pháp của họ là cứ làm nhỏ, không lớn và không chính thức. Bởi càng chính thức càng nhiều rủi ro do bị thanh tra, kiểm tra.
Mặt khác, theo TS. Cung, với những DN muốn lớn thì họ lại không lớn được. Với một DN có ý tưởng kinh doanh tốt, họ cần nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình.
Trong khi đó, việc phân bố nguồn lực thường theo xin – cho, thay vì dựa trên tiêu chí chất lượng, ai làm tốt thì được cấp vốn. “Việt Nam phân bố nguồn lực theo cơ chế xin cho, không phải làm tốt có khả năng là được phân bố nguồn lực. Thị trường quyền sử dụng đất, thị trường giao dịch chuyển nhượng đất đai chưa có, thị trường vốn méo mó... do đó, DN không tiếp nhận được nguồn lực", TS. Cung nói.
Khẳng định khu vực kinh tế tư nhân dù phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng không muốn lớn và họ muốn lớn cũng không được, Viện trưởng CIEM thẳng thắn kiến nghị phải thay đổi hệ thống tư duy.
“Sửa phải sửa từ tư duy chứ không phải sửa luật. Đó là nguyên tắc cơ bản của xây dựng thể chế. Cải cách thể chế không phải là cải cách thủ tục hành chính, bởi cải cách thủ tục hành chính là chưa đủ và chưa phải vấn đề căn bản của cải cách thể chế”, ông Cung khẳng định.
Theo H.Anh/Báo Hải quan

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.