Lên vùng cao nếm thử món lẩu dân tộc "độc nhất vô nhị" ở VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Món lẩu độc đáo có mùi thơm ngậy, bùi béo mà người bản địa thường gọi là thắng cố, đã làm say lòng bao thực khách khi đi du lịch ở các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam.
 Món thắng cố là món ăn nổi tiếng ở vùng cao Tây Bắc
Món thắng cố là món ăn nổi tiếng ở vùng cao Tây Bắc
Ở vùng cao Tây Bắc có rất nhiều món ăn hấp dẫn, ấn tượng thế nhưng có lẽ nổi bật trong số đó phải kể đến thắng cố. Món ăn này nổi tiếng đến nỗi nhiều người ví von, lên Tây Bắc chưa thưởng thức thắng cố, nếm chén rượu ngô thì vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất và người nơi đây.
Thắng cố là món ăn đặc sản có tuổi đời 200 năm, trước đây nó được xem là món ăn truyền thống của riêng người dân tộc H’Mông về sau được du nhập sang các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Tày… Nếu như người Hà Nội tự hào với món phở, người Sài Gòn có cơm tấm thì nói không ngoa, thắng cố chính là món ăn đại diện cho ẩm thực vùng cao Tây Bắc.
Để chế biến được món thắng cố, các đầu bếp bản địa phải sử dụng rất nhiều loại gia vị đặc biệt của vùng cao. Cách chế biến cũng khác nhau tùy từng vùng. Như vùng Bắc Hà sẽ sử dụng nhiều gia vị, còn vùng Si Ma Cai lại dùng ít gia vị hơn. Vì vậy hương vị thắng cố của từng vùng cũng khác nhau.
Trước đây, thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này, thắng cố được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu,... và sáng tạo ra nhiều loại công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai và vùng Cao nguyên đá Hà Giang.

Để nấu được một nồi thắng cố truyền thống cần đến 12 loại gia vị khác nhau bao gồm: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng, và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của dân tộc vùng cao. Trong đó, cây thắng cố chính là loại gia vị cuối cùng.

 Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn.
Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn.
Thịt và nội tạng con vật được rửa sạch, luộc chín, ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ cho ngấm đẫm gia vị. Khi ăn, người thưởng thức có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối. Từ trước tới nay có rất nhiều người nghĩ rằng thắng cố không được sạch sẽ và có mùi khó chịu là bởi lòng ngựa không được làm sạch. Tuy vậy đây là cách nghĩ sai lầm bởi vì mùi vị khó chịu của món thắng cố là do các gia vị đặc biệt khi nấu tạo nên.
Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn. Khi thưởng thức thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun, ăn đến đâu múc bát ra đến đó, khi ăn có thể cho thêm chút ớt xào vùng cao để thêm vị cay nồng hấp dẫn. Một bát thắng cố có giá khá rẻ chỉ dao động từ 30.000 – 80.000 đồng/bát, thơm ngon, dậy vị và bốc khói nghi ngút. Người dân tộc vùng cao thường có thói quen dậy sớm đi chợ, vào hàng ăn bát thắng cố, nhấp chén rượu ngô và cùng nhau nói chuyện rôm rả.
Đối với du khách thập phương thưởng thức món ăn này là một trải nghiệm thú vị. Vị ngọt mềm như tan chảy trong miệng của thịt ngựa, vị bùi béo của lòng và hương vị thơm nồng của các loại gia vị hòa quyện với nhau mang đến mùi vị rất đặc trưng mà không món ăn nào có được. Bạn có thể dùng thêm thắng cố với rượu ngô, cơm xôi hoặc ăn cùng với các loại bánh vùng cao cũng khá lạ miệng.
Hiệp Nguyễn tổng hợp (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Cù Lao Xanh

Bình yên Cù Lao Xanh

(GLO)- Xã Nhơn Châu, hay như dân gian quen gọi Cù Lao Xanh, là một trong những hòn đảo vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, nằm cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 24 km về phía Đông.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Đa dạng tour hè

Đa dạng tour hè

Với bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, ẩm thực đa dạng, phong phú, Bình Định đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút khách đến trong mùa hè. Để khách hàng dễ dàng tìm thấy lựa chọn phù hợp khi đến với “thiên đường biển”, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã làm mới, đa dạng sản phẩm, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null