Lễ tạ ơn của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo phong tục của đồng bào Jrai, khi con cái trưởng thành, lập gia đình riêng và có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức lễ tạ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Món quà đặc biệt trong lễ tạ ơn là tấm váy, áo thổ cẩm.
Lễ tạ ơn cha mẹ của người Jrai được tổ chức vào lúc nông nhàn, thường là sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ được tổ chức một lần trong cuộc đời của mỗi người mà bất cứ chàng trai hay cô gái nào lập gia đình đều phải thực hiện.
Trước tiên, người con phải xin ý kiến của cha mẹ về thời gian tổ chức lễ tạ ơn. Gia đình người con sẽ mang một số lễ vật đến nhà cha mẹ để tiến hành các nghi lễ. Lễ vật không thể thiếu là một ghè rượu ngon và một số con vật như heo, gà hoặc bò tùy theo điều kiện kinh tế để chiêu đãi bà con dân làng. Ghè rượu đặt giữa nhà và mời thầy cúng (thường cũng là già làng) làm chủ lễ. Thầy cúng lấy tiết con vật hiến sinh bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào que tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên. Một phần lễ vật này còn được mang ra ngoài sân để cúng thần linh. Gà, heo được nướng chín, xâu vào que tre rồi cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Thầy cúng lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu rồi phẩy rượu lên cha mẹ và người con đang tiến hành nghi lễ tạ ơn.
Trong lễ tạ ơn, người con trai tặng cha chiếc áo truyền thống. Ảnh: Tấn Vịnh
Trong lễ tạ ơn, người con trai tặng cha chiếc áo truyền thống. Ảnh: Tấn Vịnh
Món quà mà người con trai tặng cho cha là chiếc áo thổ cẩm với lời thưa gửi ấm tình đạo hiếu: “Cha mẹ đã thương yêu chúng con, đã sinh thành và dưỡng dục, dạy bảo chúng con nên người. Chúng con không có gì hơn, xin cha mẹ hãy nhận lấy một chút quà mọn, là tấm áo này để tỏ lòng cảm ơn của chúng con”. Đến lượt mình, người con gái tặng cho mẹ chiếc váy thường do mình dệt cùng với lời thưa hiếu thảo: “Các con đã lớn tuổi rồi, chúng con luôn mong cha, mẹ khỏe mạnh. Đây là một trong những lễ quan trọng, nếu bỏ qua sau này muốn làm cũng không được, sẽ khiến chúng con cảm thấy áy náy, ân hận cả đời. Vì thế chúng con làm lễ này để mong cha, mẹ khỏe mạnh, sống lâu cùng con cháu. Chúng con không có gì hơn, xin cha mẹ hãy nhận lấy một chút quà mọn, là tấm váy áo này để tỏ lòng cảm ơn của chúng con”.
Liền đó, thầy cúng bước ra khấn: “Hỡi thần linh, hỡi các Yàng cai quản gia đình, hôm nay các con, các cháu trong gia đình làm lễ tạ ơn, cúng sức khỏe cho cha mẹ, ông bà. Các con hạ con heo, con gà, bày ghè rượu ngon này để làm lễ báo hiếu, tạ ơn cha mẹ. Mời Yàng về ăn con heo, con gà, uống rượu, các thần hãy chứng kiến, nếu có sai trái hãy bỏ qua. Hỡi Yàng, hãy xua đuổi tà ma và ban sức khỏe cho hai ông bà sống lâu, khỏe, ở lâu dài với con cháu. Xin ngài hãy chứng dám lòng thành của các cháu”. Khấn vái xong, thầy cúng lấy một nhánh lá rừng nhúng vào ghè rượu rồi vẩy lên người cha, người mẹ và các con. Điều này mang ý nghĩa thần linh ban phước lộc, sức khỏe cho họ.
Khi các nghi lễ xong xuôi, thấy cúng vít cần rót rượu ra chén đổ xuống dưới đất mời các vị thần linh. Sau đó, người con trai, con gái mời cha, mẹ uống rượu ghè trước. Tiếp đó, là dân làng chung vui tiệc rượu với gia đình cùng chúc nhau được mạnh khỏe, an lành, mùa màng tốt tươi.
Lễ tạ ơn là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Jrai. Truyền thống đạo hiếu của gia đình và cộng đồng được khơi dậy qua nghi lễ thiêng liêng này. Tấm váy, áo thổ cẩm là món quà ý nghĩa thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng và lòng biết ơn của con cái dành cho đấng sinh thành.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.