Lễ Pơ Jrao-nét đẹp văn hóa Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phục dựng lễ Pơ Jrao của đồng bào Jrai làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka).

Đây là lễ cúng sau khi chủ nhà làm cỏ tại các cánh đồng và chờ lúa trổ bông nhằm cầu mong thần linh phù hộ cho mùa màng được bội thu. Nét văn hóa truyền thống này hiện vẫn được bà con nơi đây gìn giữ, bảo tồn. Lễ Pơ Jrao còn là dịp để những thành viên trong cộng đồng sum họp, gắn kết.

Đội cồng chiêng của làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka đánh chiêng đón khách đến dự lễ. Ảnh: Phương Duyên
Đội cồng chiêng của làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đánh chiêng đón khách đến dự lễ. Ảnh: Phương Duyên

Chủ nhà tổ chức lễ cúng là ông Rơ Châm Phăn. Đầu tiên, ông và vợ là bà H’Sur mang lễ vật ra thửa ruộng của gia đình để cúng Yàng. Lễ vật gồm: 1 cây nêu nhỏ, 1 con heo, 1 con gà trống, 1 rượu ghè nhỏ và lá cây Hla Ngal (một loại lá rừng).

Ông Rơ Châm Phăn và vợ là bà H’Sur mang lễ vật ra ruộng cúng Yàng
Vợ chồng ông Rơ Châm Phăn mang lễ vật ra ruộng cúng Yàng. Ảnh: Phương Duyên

Tại đây, ông Phăn cắm cây nêu xuống bìa ruộng. Đây chính là biểu tượng của sự thông linh, qua đó gửi đến Yàng những lời khấn cầu. Sau đó, vợ chồng ông bà gùi lễ vật đi một vòng quanh thửa ruộng rộng 9 sào để mời Yàng chứng giám lòng thành.

Vợ chồng gia chủ ôm lễ vật đi một vòng quanh khoảnh ruộng của gia đình để mời Yàng chứng giám
Vợ chồng gia chủ ôm lễ vật đi một vòng quanh khoảnh ruộng của gia đình để mời Yàng chứng giám. Ảnh: Phương Duyên
Gia đình ông Phăn tổ chức lễ Pơ Jrao với mong ước mùa màng bội thu.JPG
Gia đình ông Phăn tổ chức lễ Pơ Jrao với mong ước mùa màng bội thu. Ảnh: Phương Duyên

Khi về lại vị trí của cây nêu, ông Phăn làm thịt 2 con vật được hiến tế rồi lấy đầu gà, gan gà và gan heo cúng Yàng. Chuẩn bị xong lễ vật, ông lầm rầm khấn vái bằng tiếng Jrai, tạm dịch: “Ơ…Yàng! Hỡi Thần lúa, Thần sông, Thần núi, hôm nay gia đình chúng tôi tổ chức lễ Pơ Jrao báo cho các Yàng về đây cùng ăn, cùng chung vui với gia đình chúng tôi, về ăn gan gà, gan heo, uống rượu ghè phù hộ cho gia đình chúng tôi năm nay được mùa màng tươi tốt. Chim, sóc không phá hoại mùa màng, lúa năm nay nhiều hơn năm trước. Mọi người trong gia đình được khỏe mạnh không đau ốm, gia đình luôn bình an…Ơ Yàng…”.

Ông Phăn gửi lời khấn cầu đến Yàng
Ông Phăn gửi lời khấn cầu đến Yàng. Ảnh: Phương Duyên

Hoàn thành lễ cúng tại ruộng, vợ chồng ông Phăn, bà H’Sur về lại ngôi nhà sàn để tiếp tục làm lễ cúng tại nhà. Tại đây, gia chủ tiếp tục bày lễ vật và khấn lại bài khấn cũ. 

Sau lễ cúng ở ruộng, ông Phăn tiếp tục nghi lễ tại ngôi nhà sàn của gia đình.JPG
Sau lễ cúng ở ruộng, ông Phăn tiếp tục thực hiện nghi lễ tại ngôi nhà sàn của gia đình. Ảnh: Phương Duyên

Nghi lễ kết thúc sau khi chủ nhà mời già làng Rơ Châm Nha uống một cang rượu để chứng kiến. Dàn cồng chiêng của làng cùng tấu lên những bài chiêng rộn rã để mừng ngày lễ trọng của gia đình. Tiếp đó, cả làng cùng cán bộ xã tham gia một bữa tiệc nhỏ chia vui cùng gia chủ.

Già làng Rơ Châm Nha được mời đến chứng kiến nghi lễ của gia đình.jpg
Già làng Rơ Châm Nha được mời đến chứng kiến nghi lễ của gia đình. Ảnh: Phương Duyên
Ngôi nhà sàn của vợ chồng gia chủ rộn rã tiếng cồng chiêng mừng lễ Pơ Jrao.JPG
Ngôi nhà sàn của vợ chồng gia chủ rộn rã tiếng cồng chiêng mừng lễ Pơ Jrao. Ảnh: Phương Duyên

Được phục dựng trang nghiêm theo đúng nghi lễ truyền thống, lễ Pơ Jrao đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Jrai trên địa bàn xã.

PHƯƠNG DUYÊN (thực hiện)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).