Lễ hội: Từ làng ra phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở Tây Nguyên, lễ hội thường diễn ra tại các buôn làng do đồng bào bản địa tổ chức theo nhu cầu tâm linh và sinh hoạt văn hóa sau khi kết thúc vụ mùa, gọi là “ning nơng” (mùa ăn năm uống tháng). Bên cạnh lễ hội truyền thống, xuất hiện các loại hình lễ hội mới như lễ hội sân khấu hóa, lễ hội đường phố..., là các sự kiện văn hóa mang tính quảng diễn, cộng đồng khá cao, thu hút du khách.
Đúng như tên gọi, lễ hội đường phố thường được tổ chức ở không gian ngoài trời trong không khí náo nhiệt đông đúc của người tham gia biểu diễn cũng như của người xem. Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập nền văn hóa thế giới thì “Lễ hội đường phố”, còn gọi là Carnaval, càng được mở rộng hơn về quy mô cũng như lĩnh vực.
Trên thế giới, lễ hội Carnaval đường phố được hình thành, phát triển từ lâu. Theo sách Kỷ lục Guinness thì Carnaval ở Rio de Janeiro (Brazil) là lễ hội đường phố lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Lễ hội đường phố Carnaval ở Rio de Janeiro được coi là “chương trình biểu diễn hoành tráng và hấp dẫn nhất trái đất”. Hàng trăm ban nhạc, ca sĩ và những vũ công samba tụ hội trên những con phố, nhảy múa ngày đêm với hàng ngàn người tham dự. Các trang phục rực rỡ sắc màu, những kiểu tóc độc đáo cùng các kiểu hóa trang lạ mắt làm cho lễ hội trở nên tưng bừng và bắt mắt. Đây thực sự là một chương trình kỳ diệu với các biên đạo múa xuất sắc, những bộ trang phục hóa trang rực rỡ, gợi cảm, cùng những chiếc xe diễu hành đầy mê hoặc và thứ âm nhạc khiến du khách không thể cưỡng lại được.
Còn ở Việt Nam, loại hình lễ hội này lại rất mới mẻ. Các địa phương có thế mạnh về di sản thiên nhiên, văn hóa tộc người và du lịch đã đưa lễ hội đường phố vào chương trình hoạt động lễ hội như Festival Hoa Đà Lạt, lễ hội Cà phê Đak Lak, Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai, Festival Thổ cẩm Đak Nông, Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Nguyên... Có thể nói, qua những hoạt động văn hóa này, lễ hội đường phố đã được kết hợp tổ chức trình diễn quy mô, ấn tượng và thành công.
Trẻ em dân tộc Bahnar đeo mặt nạ biểu diễn trong lễ hội đường phố. Ảnh: Tấn Vịnh
Trẻ em dân tộc Bahnar đeo mặt nạ biểu diễn trong lễ hội đường phố. Ảnh: Tấn Vịnh
Nét độc đáo của lễ hội đường phố ở các tỉnh Tây Nguyên chính là sắc màu văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đó là trang phục, âm nhạc cồng chiêng, tre nứa như đàn t’rưng, điệu múa xoang, múa khiên, các trò chơi dân gian như đi cà kheo... Sự tham gia diễn xuất của các nghệ nhân buôn làng trên đường phố hầu như không cần có đạo diễn, biên đạo, tập luyện mà là sự thể hiện tự nhiên, mang cái hồn của rừng núi đại ngàn. Những diễn viên nữ dân tộc Jrai, Bahnar múa xoang say đắm trong nhịp điệu cồng chiêng; những chàng trai Jrai, Bahnar, Ê Đê mạnh mẽ trong điệu múa khiên, múa tung khắc với âm thanh sôi động của trống cái và nhịp điệu rộn ràng của cồng chiêng.
Nét hoang sơ của văn hóa Tây Nguyên là điểm nhấn làm nên bức tranh độc lạ của lễ hội đường phố. Nếu các diễn viên nữ váy tấm, áo chui đầu, áo khoác thổ cẩm đậm màu đất bazan thì các nghệ nhân nam mặc áo vỏ cây, quấn khố, áo choàng quấn đơn sơ, đeo trang sức bằng nanh, vuốt thú, trên đầu có vòng cắm lông chim... Mỗi dịp lễ hội của người Bahnar, Jrai thường xuất hiện nhân vật đặc biệt gọi là Pơtual (người làm trò hề), được hóa trang, đeo mặt nạ, vẽ hình và bôi màu lên các bộ phận của cơ thể. Những Pơtual múa hề (xoang bram) thường bôi một lớp đất sét, miệng ngậm vật tròn để làm biến dạng, làm tăng sự biểu cảm trên gương mặt, sau lưng gắn một chiếc đuôi trông giống như chú khỉ. Còn có những Pơtual múa rối (xoang brim) thường hóa trang cầu kỳ hơn bằng rễ cây si, lá chuối khô, bao tải rách, tua rua vót từ nan tre nứa… Bram xuất hiện vừa làm trò vừa tạo tiếng hú, hô vui nhộn hòa điệu với nhịp trống, nhịp chiêng. Dấu ấn đặc biệt mang lại sự phấn khích, thích thú cho du khách trong lễ hội Cà phê Đak Lak là đoàn voi nhà diễu hành trên các tuyến phố.
Lễ hội Carnaval đường phố là hoạt động không thể thiếu vắng trong các sự kiện văn hóa lớn. Mô hình này đã được các tỉnh, thành phố trong nước hưởng ứng, nhất là trong các dịp tổ chức festival. Cuộc trình diễn trên không gian rộng lớn với nhiều lớp diễn viên, nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều sắc thái đặc trưng thuộc tốp đầu, tinh hoa trong kho tàng di sản của các dân tộc Tây Nguyên là môi trường lý tưởng để giao lưu văn hóa, mang đến cho đông đảo công chúng, du khách những bữa tiệc nghệ thuật tràn đầy hương sắc. Mong rằng, trong các kỳ festival tới ở các tỉnh Tây Nguyên, chúng ta được tận hưởng những lễ hội đường phố có sức hấp dẫn, lôi cuốn và ý nghĩa mang đậm âm hưởng của rừng núi đại ngàn.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.