Lễ công bố Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong hơn hai thập kỷ qua, Hội An luôn đặt văn hóa làm trung tâm của quá trình xây dựng và phát triển của mình, coi văn hóa là yếu tố then chốt hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tối 31/12, thành phố Hội An (Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, người dân thành phố Hội An và đông đảo du khách tham dự sự kiện.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn chia sẻ ngoài một quần thể kiến trúc Khu phố cổ hết sức đa dạng, độc đáo, Hội An còn có cả một kho tàng các giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng đồ sộ, bao gồm các làng nghề, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc, cùng với đó là nếp sống, vốn sống hiền hòa, hiếu khách "nhân tình thuần hậu" của người dân Hội An.

Đây chính là nền tảng quan trọng để đưa Hội An trở thành Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Hội An luôn đặt văn hóa làm trung tâm của quá trình xây dựng và phát triển của mình, coi văn hóa là yếu tố then chốt hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng với thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, Hội An cũng lựa chọn sự phát triển bền vững, coi trọng các giá trị sinh thái và nhân văn, luôn tạo cơ hội và ươm mầm cho các giá trị sáng tạo mới trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa.

Theo đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được phục hồi, phát huy đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: tái hiện Đêm Phố cổ đầu thế kỷ 20, trình diễn nghệ thuật Bài Chòi, hát Hò khoan, đưa nghệ thuật dân gian vào các chương trình, hội thi, hội diễn, lễ hội, sự kiện.

Bên cạnh đó, thành phố không ngừng chăm lo bồi dưỡng đào tạo lực lượng diễn viên, nghệ sĩ kế cận, đưa nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy trong trường học, tổ chức các lớp dạy hát dân ca, đào tạo nghệ nhân hát tuồng hằng đêm tại Khu phố cổ.

Các hoạt động đã góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm đặc sắc để phục vụ du khách và nâng cao tầm vóc của văn hóa Hội An.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An, trong năm 2022 và 2023, Hội An lại có vinh dự to lớn là được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch lựa chọn cùng với thành phố Đà Lạt để giới thiệu gia nhập vào mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, một mạng lưới bao gồm những thành phố tiên tiến, đi đầu trên lĩnh vực sáng tạo và phát triển bền vững.

Với nhiều nỗ lực vượt bậc, tháng 7/2023, hồ sơ đăng ký gia nhập của Thành phố Hội An đã thực hiện thành công. Vào ngày 31/10/2023, Hội An đã chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Tại buổi lễ, Quyền trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hường nhấn mạnh: Việc trở thành thành viên chính thức của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế, thương hiệu Hội An, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc của Hội An với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là trọng trách to lớn của chính quyền và nhân dân thành phố trong việc nỗ lực thực hiện các chương trình hành động và sáng kiến đã cam kết để mang lại các giá trị, lợi ích cao hơn cho cộng đồng, dân cư Hội An và qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, con người Hội An - Quảng Nam đến với bạn bè khắp năm châu .

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.