Lập trang trại hữu cơ từ cây cà rốt cọng tím

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ cây cà rốt cọng tím hữu cơ sản xuất hiệu quả từ năm 2019 đến nay, vợ chồng Thúy-Hùng đã mở rộng quy mô sản xuất hữu cơ trang trại gần 10 ha với gần 40 dòng sản phẩm rau, củ, quả, cây ăn trái, cà phê khác nhau.

Từ TP Hồ Chí Minh trở về quê quán Đà Lạt chọn cây cà rốt cọng tím truyền thống ở vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ để chuyển đổi quy trình sản xuất vô cơ sang hữu cơ, vợ Phạm Thị Thu Thúy (sinh năm 1986), kỹ sư môi trường cùng chồng Vũ Đức Hùng (sinh năm 1984), kỹ sư điện đã nhân rộng thành quy mô trang trại hữu cơ, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chọn làm mô hình điểm hỗ trợ cấp Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 năm 2024.

Chủ Farm hữu cơ Phạm Thị Thu Thúy trong vườn cà rốt hữu cơ cọng tím tại xã Xuân Thọ, Đà Lạt

Chủ Farm hữu cơ Phạm Thị Thu Thúy trong vườn cà rốt hữu cơ cọng tím tại xã Xuân Thọ, Đà Lạt

Chủ nhân Thúy Hùng Farm Phạm Thị Thu Thúy kể lại, từ năm 2019, thôi công việc thu nhập tương đối khá tại một doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, vợ chồng Thúy - Hùng tìm gặp một nhà nông ở xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt vận động sản xuất cà rốt cọng tím ngoài trời theo phương pháp hữu cơ, người nông dân này băn khoăn “mấy chục năm chăm sóc cây cà rốt bằng “thức ăn mặn”, nay bắt phải chuyển sang “thức ăn chay” thì e rằng sẽ gặp nhiều khó khăn về cách chăm bón, năng suất thu hoạch và giá trị thu nhập…”. Thúy thuyết phục “vợ chồng chúng tôi cam kết cung cấp hạt giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật mới về canh tác hữu cơ, đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch với giá cao hơn thị trường…”. Nhiều ngày sau khi cân nhắc, trăn trở, nhà nông này quyết định bắt tay với Thúy - Hùng cùng sản xuất ban đầu 2.000 m2 diện tích cà rốt cọng tím theo phương pháp hữu cơ tại xã Xuân Thọ nói trên.

Kết quả hơn 90 ngày thực hành liên tục quy trình nông nghiệp hữu cơ từ gieo hạt giống trồng đến nuôi dưỡng, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, nhà nông hợp tác vợ chồng Thúy - Hùng khá bất ngờ khi nhổ từng cây cà rốt lên khỏi mặt đất, cân nặng 0,3 - 0,5 kg/củ. Nhân lên tổng sản lượng đạt hơn 2 tấn/1.000 m2. Đưa ra thị trường bán tăng giá từ 30 - 40% so với giá cà rốt sản xuất theo phương pháp vô cơ. Vụ mùa tiếp theo, nhà nông này chính thức đồng hành với vợ chồng Thúy - Hùng mở rộng diện tích cà rốt hữu cơ lên 6.000 m2 sản xuất kỹ thuật hoàn chỉnh đến nay. Năng suất cà rốt thu hoạch trung bình trên diện tích 1.000 m2 đạt từ 2- 2,5 tấn vào mùa khô; 1- 1,2 tấn vào mùa mưa. Đặc biệt từ cây cà rốt hữu cơ, vợ chồng Thúy - Hùng bố trí 500 m2 diện tích sản xuất lấy hạt giống cho mùa sau. Sau 6 tháng chăm sóc lấy hạt, phơi nắng tự nhiên khoảng một tuần trước khi đưa ra gieo trồng vụ mới ngoài trời, trồng và thu hoạch gối đầu, mỗi vụ xuống giống trồng diện tích khoảng 700 m2. Theo hợp đồng đầu ra mỗi ngày, Thúy - Hùng Farm bao tiêu 100 - 200 kg cà rốt hữu cơ trên tổng diện tích sản xuất liên kết ở đây.

Từ cây cà rốt cọng tím hữu cơ sản xuất hiệu quả từ năm 2019 đến nay, vợ chồng Thúy - Hùng đã mở rộng quy mô sản xuất hữu cơ trang trại gần 10 ha với gần 40 dòng sản phẩm rau, củ, quả, cây ăn trái, cà phê khác nhau tại các vùng nông nghiệp Trại Mát, Xuân Thọ, Măng Lin, TP Đà Lạt; xã Đạ Sa, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương. Trong đó có 6,6 ha đang đáp ứng các thông số cuối cùng để được cấp Chứng nhận sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 nói trên. Trên tổng diện tích trồng rau, củ, quả luân canh ở đây, tính trong tuần đầu tháng 8/2024, Thúy Hùng Farm hữu cơ thu hoạch đưa ra phân phối 100 điểm bán hàng trên thị trường trong nước gồm các sản phẩm chủ lực luân canh như dưa leo, súp lơ xanh, củ dền, cải thảo, củ cải, ớt chuông, cà chua... mỗi ngày hơn 500 kg. Bên cạnh đó, Thúy Hùng Farm đã mở cửa hoạt động cửa hàng rau hữu cơ tại số 233, Nguyễn Công Trứ, Đà Lạt tiêu thụ mỗi ngày 30 - 40 kg rau các loại. Đáng kể với tổng số 10 ha canh tác theo quy trình hữu cơ vừa nêu, Thúy - Hùng Farm đã phân bổ 5 ha trồng cà phê, chuối Laba, mít, thanh long, bơ..., đạt năng suất và giá thị trường tiêu thụ hàng năm cao hơn 30 - 40% so với biện pháp canh tác thông thường.

“Quy trình sản xuất hữu cơ của trang trại chúng tôi đến nay ổn định lượng phân chuồng bò, dê chăn nuôi an toàn dịch bệnh từ Ninh Thuận mua về ủ với men sinh học 2 - 3 tháng đưa ra sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, đồng thời thay thế hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học phù hợp, tiết kiệm từ 30 - 40% vốn đầu tư qua từng vụ mùa. Qua đó lợi ích cao nhất của trang trại hữu cơ chúng tôi là bảo vệ sức khỏe người sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái trong lành…”, chủ Farm Phạm Thị Thu Thúy chia sẻ.

Theo VĂN VIỆT (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.