Lạc quan về khả năng phục hồi tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mức tăng trưởng 2,12% trong 9 tháng qua, dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể đạt trên 2%.

 Dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể đạt trên 2%. Ảnh: Ngọc Hân
Dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể đạt trên 2%. Ảnh: Ngọc Hân



Việt Nam "lội ngược dòng" với tăng trưởng 2,12%

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2020, tăng trưởng GDP ước tính đạt 2,12%. Tuy đây là mức tăng thấp nhất của 9 tháng so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020, song đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến hầu hết nền kinh tế toàn cầu, kể cả những nền kinh tế hùng mạnh nhất như Mỹ, Châu Âu cũng bị COVID-19 gây khủng hoảng.

Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho rằng, trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương là điều rất đáng khích lệ và là dấu hiệu khả quan để xuất khẩu có thể bật tăng trong những tháng cuối năm.

Thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỉ USD, tăng 1,8%; trong đó xuất khẩu tăng 4,2%. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước tăng tới 20,2%; nhập khẩu tăng 4,7%.

Cán cân thương mại 9 tháng tiếp tục xuất siêu với mức kỷ lục 16,99 tỉ USD – là mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay.

Cơ sở để tăng trưởng bứt phá 2%

Ông Phạm Đình Thuý - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng cũng bày tỏ ý kiến lạc quan khi từ tháng 9.2020 các hoạt động kinh tế đã “ấm” trở lại, nhiều ngành đã đóng góp cho nên kinh tế nhiều con số tăng trưởng, trong đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm đã tăng 10,6% trong 9 tháng.

Ông Thúy cho rằng, mặc dù từ đầu năm đến nay sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, nhưng dịch bệnh được kiểm soát tốt là điểm tựa để các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bước vào giai đoạn hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Đây chính là điểm quan trọng để sản xuất công nghiệp tháng 9.2020 khởi sắc.


 

Sản xuất công nghiệp tháng 9.2020 khởi sắc thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Vũ Long
Sản xuất công nghiệp tháng 9.2020 khởi sắc thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Vũ Long


“Sản xuất công nghiệp tăng trưởng sẽ mở ra hy vọng phục hồi và tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm” – ông Phạm Đình Thúy nhận định.

Mức tăng trưởng này đánh giá sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới, đẩy mạnh chế biến sâu với nhiều giá trị gia tăng, dần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bỏ qua giai đoạn xuất khẩu thô, xuất khẩu theo kiểu “lùa lợn, chở rau” qua biên giới theo tiểu ngạch.

Theo bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý IV sẽ lạc quan hơn. “Trên 80% doanh nghiệp dự báo tốt lên và giữ ổn định” – bà Nguyễn Thị Hương nói.

Như vậy, với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm cùng các động lực tăng trưởng đầy hứa hẹn trong 3 tháng còn lại, Tổng cục Thống kê dự báo mức tăng trưởng cả năm đạt trên 2% là khả quan. Đây sẽ là cơ sở để kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh và bật tăng trở lại trong năm 2021 ở mức 6,5-6,7% như nhận định của các tổ chức quốc tế và trong nước.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, các ngành khác có triển vọng tăng trưởng tốt trong các tháng cuối năm là sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; hoá chất và sản phẩm từ hoá chất; thuốc, hoá dược và dược liệu; sản phẩm cao su; sản phẩm máy tính và sản phẩm quang học…

 

Dự kiến trong các tháng cuối năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn là “điểm sáng” để nâng mức tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp, trong đó, theo Bộ NNPTNT, ngành xuất khẩu gỗ dự kiến mang về 12,5 tỉ USD, ngành xuất khẩu thủy sản mang về 8,3 tỉ USD; xuất khẩu gạo sẽ đạt con số 3,9 tỉ USD vào cuối năm nay.

https://laodong.vn/kinh-te/lac-quan-ve-kha-nang-phuc-hoi-tang-truong-trong-3-thang-cuoi-nam-840704.ldo

 

Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này