Chào mừng Đại hội Đại biểu hội nông dân tỉnh lần thứ IX

Kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới của Hội Nông dân tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Gia Lai lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028) là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, đã thành công tốt đẹp. Cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đang đặt nhiều kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới.

* Bà Siu H’Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông:

Cùng với các cấp Hội Nông dân trong tỉnh, 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Chư Prông luôn đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chủ động, linh hoạt đề ra các nhiệm vụ, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế để thúc đẩy các phong trào thi đua phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Đặc biệt, các cấp Hội đã chủ động đổi mới hình thức tập hợp, phát triển hội viên; phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn; vận động hội viên tham gia các mô hình kinh tế tập thể và sản xuất theo chuỗi liên kết... Qua đó đã góp phần cùng với các cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Với tinh thần “Đoàn kết-Trách nhiệm-Đổi mới-Hội nhập và Phát triển”, tôi hy vọng nhiệm kỳ này, nội dung, phương thức hoạt động của Hội tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

* Ông Phạm Việt Minh-Chủ tịch Hội Nông dân phường Chi Lăng, TP. Pleiku:

Là đại biểu dự Đại hội, tôi thấy vô cùng vinh dự. Tôi đã chuyển tải đầy đủ ý chí, nguyện vọng của hội viên nông dân trên địa bàn phường đến với Đại hội. Đại hội đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ hội viên nông dân trong sản xuất kinh doanh thông qua những chính sách cụ thể, thiết thực, phù hợp.

Với đặc thù 70% hộ dân trên địa bàn phường thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, do đó, tôi hy vọng nhiệm kỳ mới, ngoài việc tạo điều kiện để nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, các cấp Hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

* Ông Nguyễn Đức Thắng-Chi hội phó Chi hội nông dân nghề nghiệp cá giống Ia Peng, huyện Phú Thiện:

Chi hội có 28 thành viên với 7 ha mặt nước nuôi trồng cá thịt và cá giống. Ngoài các giống cá trắm cỏ, chép, trôi, mè, diêu hồng thì năm nay, các thành viên còn nuôi thêm cá lăng đuôi đỏ, cá trắm đen, rô phi Na Uy. Tất cả sản phẩm làm ra đều được Hợp tác xã Cá giống Đức Thắng thu mua. Về cơ bản, các thành viên đã liên kết sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, đa phần các hộ vẫn nuôi theo phương pháp truyền thống, lấy công làm lãi, giải quyết lao động nhàn rỗi.

Trong nhiệm kỳ tới, tôi hy vọng các cấp Hội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về nguồn vốn vay, máy móc, chuyển giao kỹ thuật công nghệ hiện đại... để các thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp cận nền nông nghiệp thông minh, góp phần khai thác và phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

* Ông Đinh Ngan-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Kuk Kôn, xã An Thành, huyện Đak Pơ:

Vài năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là các cấp Hội, bà con nông dân đã được tiếp cận kịp thời nguồn thông tin bổ ích, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất. Chi hội có 115 hội viên, 100% là người Bahnar. Dưới sự hướng dẫn của các cấp Hội, nhiều hộ hội viên đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trồng các cây ngắn ngày như: đậu, mì, bắp, một số hộ đã chuyển đổi sang trồng mía, dừa xiêm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tôi hy vọng Ban chấp hành Hội sẽ đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có giải pháp tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân lựa chọn cây-con giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; tạo điều kiện thuận lợi để hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; hỗ trợ vật tư, phân bón và mở các lớp tập huấn để hội viên nông dân nắm bắt khoa học kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào sản xuất, nâng cao đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.