Kỷ vật của Vua Nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vua Nước là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng của người Jrai được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Người Jrai gọi Vua Nước là Pơtao Ia-người đứng đầu Thủy xá. Vua ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, là người giữ vị trí trung gian kết nối giữa thần linh với con người, không phải là vua của một bộ máy nhà nước.

 Từ trái qua: Logo Bộ Thuộc địa Pháp và hũ sành. Ảnh: Xuân Toản
Từ trái qua: Logo Bộ Thuộc địa Pháp và hũ sành. Ảnh: Xuân Toản

Theo Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc trong tác phẩm “Tôi gặp các Ơi”, Ptao Ia trải qua 8 đời, người làm vua đời cuối cùng là Rơchâm Chuch. Việc chọn người kế vị không phải theo hình thức “cha truyền con nối” nhưng phải là người của dòng họ Rơchâm và đáp ứng những quy định nghiêm ngặt trong cuộc sống. Ông Kpă Măng (SN 1958, ở Plei Tao, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh)-người phụ tá cho Vua Nước Rơchâm Chuch-chia sẻ: Chỉ những người thuộc dòng họ Rơchâm mới được làm vua và đặc biệt là có sức khỏe, sạch sẽ, không ăn thịt chó, mèo, ếch, nhái và ruột các động vật khác; vợ của vua phải là người thuộc dòng họ Siu. Đây cũng được xem như là một trong những quy định trong việc chọn người kế vị từ trước đến nay (theo tư liệu điền dã tại Plei Tao, tháng 10-2022 của Bảo tàng tỉnh).

Vị Pơtao Ia thứ 8-Rơchâm Chuch hiện đang sống ở Plei Thơ Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh nhưng đã thôi làm vua từ năm 1994. Từ đây, hiện tượng Vua Nước gần như tan rã, vì thế các vật dụng, tín ngưỡng liên quan đến việc thực hành lễ cúng của Vua Nước cũng bị mai một dần. Tuy nhiên, theo bà Rơchâm HAnhui-em của ông Rơchâm Chuch (Plei Tao, xã Ia Phang) thì: Gia đình bà đang lưu giữ 2 kỷ vật của vị Vua Nước thứ 7 Rơchâm Bo.

Hiện vật thứ nhất là cái hũ sành cao 8 cm, đường kính miệng 3 cm, đường kính đáy 3,3 cm. Hũ có lớp men rạn, xanh ngọc, sứt một mảnh ở miệng. Hiện vật thứ 2 là “huy hiệu” bằng bạc, hình tròn với đường kính 2,5 cm, có khuy đeo làm bằng kim loại màu vàng khắc biểu tượng vòng nguyệt quế. Một mặt huy hiệu khắc biểu tượng thần chiến thắng đội vòng nguyệt quế trên đầu với dòng chữ Republique Francaise (tạm dịch Cộng hòa Pháp), mặt còn lại khắc hoa lá và dòng chữ Ministere des Colonise (tạm dịch Bộ Thuộc địa). Ông Nguyễn Quang Hiền-người đã dịch nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp-cho biết: Đây là logo của Bộ Thuộc địa Pháp.

Bà H'Anhui cho biết thêm: 2 hiện vật trên được người Pháp tặng cho vị Pơtao Ia thứ 7-Rơchâm Bo khi còn tại vị. Ông không sử dụng nó trong các nghi thức cúng tế mà cất giữ như một vật kỷ vật quý giá.

Trong tác phẩm “Rừng người thượng” của Henri Maitre có đề cập đến việc: Trong những năm 1894-1897, phái viên Stung-Treng vào lãnh địa người Jrai, tại chỗ Pơtao Ia thì bị tấn công và xua đuổi. Henri Maitre đã không đề cập rõ vị vua nào, nhưng căn cứ vào thời gian diễn ra sự kiện có thể suy đoán là Pơtao Rơchâm Bo. Rơchâm Bo là anh của bà Rơchâm HDe (bà ngoại của bà HAnhui). Sau khi Rơchâm Bo mất đã để lại những hiện vật này cho bà HDe. Khi bà HDe mất để lại cho con là bà Rơchâm H'Reng (mẹ của bà HAnhui). Bà H'Reng mất thì để lại cho bà H'Anhui cất giữ cho đến nay.

Qua lời kể của bà H'Anhui và những ghi chép của Henri Maitre cho thấy, trong lịch sử vị Vua Nước Rơchâm Bo ít nhiều có mối quan hệ với người Pháp dù ở dưới góc độ nào. Nhưng, có thể nói rằng, dù ở bất kỳ phương diện nào thì những kỷ vật nói trên như những minh chứng xác thực về một vị vua đặc biệt, một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử của người Jrai ở Tây Nguyên.

 

 XUÂN TOẢN
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.