Kỳ diệu hồ Kỳ Châu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồ chứa nước Kỳ Châu ở xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) không chỉ tưới cho vùng mía cao sản rộng bạt ngàn, năng suất vượt đến 100 tấn/ha mà dòng nước từ hồ còn “chảy lên rừng” tưới cho hàng trăm hécta keo lai. Có nước hồ, nông dân tìm từng mảnh đất “đầu thừa đuôi thẹo” bỏ hoang lâu năm để cày sạ lúa. Những ngày nắng cháy da thì từng gò mía, ruộng lúa, rừng cây ở đây vẫn xanh bạt ngàn…

Màu xanh… máu thịt

Trưa tròn bóng nắng rực lửa, chúng tôi về cánh đồng Gò Chai của xã Đa Lộc.  Ruộng ở đây người dân vùng này tính bằng… tô, cứ mỗi tô là 100m2 và cánh đồng này có cái lạ là đám ruộng nào rộng lắm cũng không quá 5 tô (500m2). Nông dân Trần Văn Đạt đang nhổ cỏ, nói: “Đất ở khu này “trên giồng dưới dốc”. Khi chưa có hồ chứa nước Kỳ Châu thì mùa này bỏ đất trống vì khô hạn, đến cỏ cũng không mọc nổi. Nhưng từ khi có nước từ hồ Kỳ Châu chảy về thì đám đất chỉ 1 tô bỏ hoang lâu năm cũng được bà con tận dụng để sạ lúa. Có người ráng moi mảnh đất “đầu thừa đuôi thẹo” dưới chân trảng gò rồi be bờ cày sạ nên ruộng ở đây từ bờ này bước 5 bước là đến bờ bên kia, giống như ruộng bậc thang”.

 

Hồ chứa nước Kỳ Châu.
Hồ chứa nước Kỳ Châu.

Chúng tôi xuống cánh đồng Hóc Lùn, Lỗ Ao, lúa thời con gái xanh mượt mà, gié lúa trổ đòng thả quặt cần câu. Tại cánh đồng này có đám ruộng mà chủ nông suốt cả vụ không lấy nước vì nước tưới cho mía trên cao rồi tràn bờ chảy xuống ruộng lúa. Ông Nguyễn Quyền đi thăm ruộng, trầm trồ: “Nhà tôi có 2 đám, mỗi đám 3 tô, sạ một năm hai vụ, ăn giáp năm còn lại bồ lúa cũ. Mấy năm trước chưa có nước thì một năm gieo vụ lúa thổ (lúa cạn), nắng hạn mất mùa liên tiếp phải đi mua gạo chợ về dùng”.

Dọc theo tuyến đường ĐT644, đoạn qua thôn 3 (xã Đa Lộc), nhìn ra cánh đồng Ruộng Làng lá lúa vươn cao xanh tốt “sà” ra bờ ruộng. Ba năm qua, người dân thôn 3 sáng bước ra khỏi nhà là đụng màu xanh ruộng lúa, chứ không phải đồng khô cỏ cháy như trước nữa. Xuôi xuống cánh đồng thôn 1, thấy lúa chín sớm, đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, Chăm H’roi đang gùi lúa bó to. Cánh đồng thôn 1 mỗi vụ sạ 1,7ha lúa nước; đến mùa vụ, chủ ruộng ra be bờ cuốc lát cuốc khui trổ ruộng nước chảy vào cả ngày lẫn đêm. Anh Lê Văn Hường, Phó giám đốc HTX Đa Lộc (người dân tộc Chăm H’roi), phân trần: Trồng lúa có nước tưới, khi cắt gánh về gié lúa hạt sáng trưng; không như trước làm lúa thổ, có năm cây lúa “tròn mình” (sắp trổ đồng) lại gặp nắng hạn kéo dài khiến lúa “ăn gần đến miệng rồi” vẫn mất mùa, gié lúa đen nốt ruồi, lép xẹp, sàng sẩy mót từng hột lúa lừng. Hơn nữa làm lúa thổ, thời điểm cắt lúa vào mùa mưa nên phải sấy lúa trên gác bếp, gạo lúa sấy nát vụn. Còn nay lúa phơi trong nong tre, hạt gạo trọng suông.

Len lỏi qua các vùng mía trồng ở khu gò đồi Kà Te, nhìn “rừng” mía thẳng tắp một màu xanh, chiều cao đồng đều, không phải như trước đây cùng chung khu gò đồi nhưng đám cây thấp, cây cao. Anh Châu Văn Hiền, cán bộ văn phòng UBND xã Đa Lộc, đưa chúng tôi tham quan gò mía, cho hay: Cách đây 3 năm trở về trước, vùng đất khô hạn này được nông dân trồng mía “ông bà” (mía ta) mới sống nổi, nhưng đến kỳ thu hoạch cây nào lớn lắm bằng ngón tay cái; còn nay trồng mía cao sản có nước tưới, mía to cao như cây sào, chặt cây mía cầm nặng trịch. “Tôi trồng 1 giạ giống (1.000m2), vừa rồi thu hoạch được 10 tấn, năng suất 100 tấn/ha, cao hơn  năng suất mía của cả tỉnh Phú Yên mới đạt 65 tấn/ha. Bao năm qua, màu xanh đồi mía, ruộng lúa phả vào mắt người dân ở đây một màu xanh… máu thịt”, anh Hiền nói.

Hồ “nuôi” rừng, tưới cỏ, tắm bò

 

Cánh đồng Ruộng Làng xanh tốt.
Cánh đồng Ruộng Làng xanh tốt.

Từ khu gò đồi Kà Te đi theo tuyến kênh ngược về đập đầu mối hồ Kỳ Châu đến khu rừng Từ Cho, vùng này có kênh mương chảy xuyên qua rừng cây keo lai, keo tai tượng nên người dân thoải mái đặt ống hút nước từ kênh tưới cho khu rừng. Nguồn nước hồ Kỳ Châu “nuôi” rừng Từ Cho mau lớn, trồng rừng kinh tế 5 năm là cây đúng sức bán. Nhà anh Hiền vừa bán 5ha cây kiếm được 300 triệu đồng.

Dòng nước hồ Kỳ Châu còn “dư sức” tưới cho 70ha cỏ voi để nuôi bò lai sind. Trước đây nắng hạn, bò chủ yếu ăn rơm khô, tối ngủ đói; sáng ra hai bên má tóp lại thiếu điều “xỏ cọng lạt” bên này thủng qua bên kia. Còn hiện trồng cỏ có hệ thống bơm tưới nước, nông dân mua máy cắt cỏ, xe vận chuyển và máy băm cỏ cho bò ăn cả ngày và ăn thêm sang đêm; sáng ra bò no cành hông. Ông Nguyễn Văn Hảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Lộc, cho biết: Có nước hồ Kỳ Châu, người nuôi bò dẫn nước về tắm bò tại chuồng, bò mướt lông mau mập, con nào con nấy đều mập thịt. Có nước về tận nhà tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, nông dân trong xã đầu tư 10 trang trại nuôi heo siêu nạc với trên 1.000 con. Từ tắm heo, trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng mang lại thu nhập cao, nhiều người đã xây nhà lầu, mua xe và hiện cả xã có 14 xe tải, 6 xe khách.

Có hồ Kỳ Châu, người dân xã Đa Lộc không còn thức đêm gánh nước giếng. Trước đây đi làm về đôi tay đầy bùn đất, sẫm tối còn gánh đôi thùng ra giếng nhưng giếng khô nước phải ngồi vét từng gàu đổ cho đầy thùng rồi gánh về; còn nay đi làm về nước đầy tràn trong lu chứa. Người dân còn “sướng” vì không phải trả tiền. Nông dân chỉ “làm siêng” đặt ống hút từ bờ mương (theo kiểu bình thông nhau) đưa nước tự chảy từ mương về nhà “phục vụ 24/24 giờ”.

Ông Phạm Thế Vụ-Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: “Hồ Kỳ Châu với hệ thống kênh dài khoảng 20 km, có khả năng tưới cho 480ha cây trồng và có nước sinh hoạt cho hơn 4.100 dân. Từ ngày có nước hồ Kỳ Châu người dân ở xã đặc biệt khó khăn này bớt khổ nhiều lắm rồi”.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.