Chống “diễn biến hòa bình” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kỳ cuối: Hệ thống chính trị cơ sở-xây để chống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai có 220 đơn vị hành chính cấp xã, thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Có nghĩa là có 220 bộ máy quản lý hành chính ở cơ sở (bộ máy này là hệ thống chính trị) bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền và Mặt trận, các đoàn thể chính trị, trong đó, cấp ủy Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu trong đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước từ cơ sở bằng những thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của các thế lực thù địch.

Hệ thống chính trị cơ sở là những tổ chức gần với cộng đồng các DTTS nhất và cũng là cấp trực tiếp tổ chức đấu tranh phòng-chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy địa phương, hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai được tăng cường và củng cố, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng-an ninh, chính trị, trật tự xã hội. Các cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chủ động triển khai tổ chức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. Đặc biệt, cấp ủy và chính quyền cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, kịp thời các hoạt động chống phá, các điểm nóng. Đồng thời, chủ động, tích cực triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS.

Đến nay, toàn tỉnh có 149/182 xã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới; có 7 huyện triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới gồm: Kbang, Đak Pơ, Phú Thiện, Đak Đoa, Chư Sê, Ia Grai, Chư Pưh. Trong đó, huyện Kbang, Đak Pơ đã hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng huyện để trình các sở, ngành của tỉnh thẩm định. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 311 sản phẩm OCOP, trong đó có 49 sản phẩm đạt 4 sao và 262 sản phẩm đạt 3 sao. Dự kiến cuối năm 2023, Gia Lai sẽ có thêm 102 ý tưởng sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Toàn tỉnh hiện có 91 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 3/17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm: TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa; có 131 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 110 thôn, làng vùng đồng bào DTTS). Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Đặc biệt, mặt bằng dân trí được nâng cao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Đời sống văn hóa của đồng bào các DTTS được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Bà con vùng sâu, vùng xa... được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, người nghèo được khám-chữa bệnh miễn phí và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Những kết quả đó đã góp phần ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Cán bộ xã Tân Sơn (TP. Pleiku) trao đổi về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật

Cán bộ xã Tân Sơn (TP. Pleiku) trao đổi về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, trước âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, đòi hỏi hệ thống chính trị cơ sở phải chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng là lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá đường lối, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở vùng đồng bào DTTS. Trở lại mấy sự kiện xảy ra hồi đầu năm 2001 và 2004, rõ ràng hệ thống chính trị ở cơ sở một số nơi bộc lộ sự yếu kém, gần dân, nhưng không sâu sát, không nắm được diễn biến về tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của người dân. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, năm 2021, Gia Lai có 593 tổ chức cơ sở Đảng, 3.490 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trong đó có 1.576 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố, không còn thôn làng, tổ dân phố “trắng” tổ chức Đảng. Nhưng liệu khi có sự cố như những vụ việc trước đây, đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở có thể xử lý từ gốc? Tôi nhớ lại, ngày 10-4-2004, khi bạo loạn xảy ra, tại làng Tơ Drăh (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) có 1 chi bộ, gần 30 đảng viên, có chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh... nhưng các tổ chức này bất lực với bà con trong làng, sau nhiều ngày “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, cho đến khi người viết bài này cùng với đồng chí Trần Ngọc Sơn-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tới làng, quả nhiên đã bị một số thanh niên nam nữ chặn ô tô của chúng tôi lại ngay đầu làng, dù xe chúng tôi đi mang biển số trắng. Sau một hồi khá lâu, chúng tôi đã thuyết phục được nhóm thanh niên này để vào làng, trao đổi với Bí thư Chi bộ Đinh Yjep thì biết được cội nguồn của sự “cấm vận” nói trên: Nhiều tháng, các tổ chức hội, đoàn thể, kể cả chi bộ đã không sinh hoạt vì không triệu tập được đảng viên, đoàn viên, hội viên. Cá biệt có vài cán bộ, đảng viên bị số đối tượng “Tin lành Đề ga” trong làng khống chế. Đấy chỉ là một đơn cử về tình trạng xa dân, quan liêu ngay từ cơ sở, nơi được coi là gần dân nhất.

Thiết nghĩ, cuộc đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền chống phá chế độ của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần bắt đầu từ cơ sở. Các tổ chức Đảng, đoàn thể ở cơ sở và trên cơ sở mạnh, chắc chắn không có kẻ xấu nào có thể lọt vào cộng đồng dân cư để hoạt động chống phá. Chúng tôi còn nhớ, trước đây rất lâu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã có chủ trương vận động cán bộ, đảng viên là người Kinh phải học chữ, học tiếng, phải hiểu biết phong tục, tập quán của đồng bào Bahnar, Jrai để vận dụng cho công tác vận động quần chúng. Thế nhưng, gần như “chữ thầy đã trả cho thầy” và có thể nói là việc làm ấy như “đầu voi đuôi chuột”. Khi ấy còn có quy định là ai có chứng chỉ các thứ tiếng đồng bào DTTS, khi thi cử, đi học, đề bạt, nâng lương, các chứng chỉ ấy thay thế cho chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Thế nhưng, quy định thì vậy, còn việc đưa các quy định đó vào thực tiễn thì còn nhiều vấn đề nan giải. Và, cũng những năm đó, còn có một quy định cụ thể khác, cũng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, là từ các cơ quan cấp tỉnh đến huyện, phải đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS nhất định. Có chủ trương, có quy định, nhưng việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện thì gần như chưa thường xuyên hoặc nhiều địa phương coi nhẹ việc thực hiện các chủ trương này.

Cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở vùng đồng bào DTTS, trong thực tế nhiều người không hiểu biết phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào, cho nên, trong công tác xây dựng hệ thống chính trị, vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gặp không ít khó khăn, kém hiệu quả. Chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS từ các thế hệ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ kháng chiến cũng như sau này, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, nhưng sự vận dụng các kinh nghiệm ấy của các thế hệ cán bộ, đảng viên sau này ngày càng không được chú ý. Cùng với đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp trên cơ sở phần nào thiếu sâu sát, thiếu kiểm tra, nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp dưới. Hệ lụy của điều đó, trong các lần kẻ địch lợi dụng để khống chế, lừa mị bà con tụ tập đông người, biểu tình bạo loạn, gây mất an ninh trật tự như năm 2001, 2004.

Hệ thống chính trị, Mặt trận và các đoàn thể có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động. Ảnh: Phương Vi

Hệ thống chính trị, Mặt trận và các đoàn thể có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động. Ảnh: Phương Vi

Cán bộ và công tác cán bộ luôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Xuất phát từ tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ của Bác Hồ, chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở một cách chính quy, toàn diện hơn nữa, đặc biệt là với công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS. “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”, lời dạy ấy của Bác Hồ cần biến thành hành động trong thực tế củng cố và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là ở đấy!

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.