Chống “diễn biến hòa bình” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kỳ 2: Âm mưu, thủ đoạn kích động biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Như chúng ta đã từng biết, trong khi trên quê hương Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, cộng đồng bà con các dân tộc đang đoàn kết chung tay lao động, xây dựng quê hương trong yên bình, hạnh phúc, thì ngày 2-2-2001 và 3 năm sau đó là ngày 10-4-2004, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhẹ dạ cả tin nghe theo lời bọn phản động trong và ngoài nước với cái gọi là “Nhà nước Đề ga” hay “Cộng hòa Đề ga” tự trị, do tên phản bội dân tộc mình là Ksor Kơk, “tổng thống” tự xưng và tay chân của hắn lôi kéo, xúi giục, dọa dẫm bắt bà con tập trung kéo nhau đi... đòi quyền lợi, với những yêu sách phi lý!

Vậy Đề ga là gì? Đó là một tổ chức phản động của nhóm người DTTS lưu vong với mưu đồ ly khai khu vực Tây Nguyên thành một quốc gia riêng rẽ, độc lập. Tổ chức này được sự hỗ trợ của “Quỹ người Thượng” thành lập tại Mỹ do Ksor Kơk cầm đầu đã tiến hành nhiều âm mưu điên cuồng, thâm độc nhằm lôi kéo những phần tử xấu trong nước tiến hành biểu tình, bạo loạn, làm xáo trộn cuộc sống yên lành của vùng đất Tây Nguyên. Mưu đồ của các thế lực thù địch là làm mất an ninh trên địa bàn Tây Nguyên.

Còn Ksor Kơk là ai, ở đâu mà lại tự dưng xưng mình là “tổng thống nước Đề ga”? Ksor Kơk quê ở Ia Pa, được các thế lực phản động nước ngoài dung túng, nuôi dưỡng, đào tạo để trở thành tay sai của chúng, chống lại dân tộc mình, quê hương, xứ sở của mình. Các “thế lực” ấy ở đâu, chúng ta sẽ rõ, khi đọc những dòng sau đây: “Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình” (Henry Kissinger, nguyên Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ). Và, đây nữa: “...Mỹ chi hàng ngàn tỷ đô la trong chiến tranh Việt Nam, bây giờ không thể để cộng sản yên vị trên đất nước Việt Nam được” (theo “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2010-Phùng Khắc Đăng, trang 36, 37).

Lợi dụng tính cố kết cộng đồng và lòng dễ tin của bà con DTTS (Jrai, Bahnar) như đã có nhà nghiên cứu đúc rút ra những bản chất của họ là: nhân ái, nghĩa tình, không thích nói nhiều mà “im lặng như núi rừng đại ngàn”. Núi rừng ngàn đời im lặng nhưng chỉ cần hòa nhập, để tâm lắng nghe, âm vang đó là sự chân tình, gần gũi; đó là sự thiết tha, trìu mến, sự hào sảng, bao dung, độ lượng... Tính cách ấy đã bị kẻ xấu, mà ở đây là bọn phản động trong tổ chức “Tin lành Đề ga”, FULRO do Ksor Kơk cầm đầu từ nước ngoài câu kết với bọn phản động trong nước lợi dụng triệt để để kích động, lừa phỉnh bà con.

Rạng sáng ngày 2-2-2001, bà con trong một số làng của một số xã của huyện Chư Sê, Chư Prông, Ayun Pa, Đak Đoa và cả một số địa phương ở Đak Lak, Kon Tum tụ tập và kéo nhau lên TP. Pleiku, TP. Buôn Ma Thuột, TP. Kon Tum. Chúng tôi tiếp cận và hỏi bà con đi đâu? Chẳng nhận được câu trả lời nào, mà họ vẫn cứ lầm lũi, rồng rắn kéo đi dưới trời nắng tháng 2 như đổ lửa, nhiều bà con đầu không mũ nón, chân không dép giày. Cho tới lúc chúng tôi hỏi bằng chính ngôn ngữ của họ thì được biết là... “có người bảo lên tỉnh nhận nhà, nhận đất”-bà con trả lời thật thà đơn giản là thế.

Sự cố ngày 10-4-2004, một lần nữa lại lặp lại “câu chuyện” nhận đất, nhận nhà... và nguy hiểm hơn, ở một số nơi, những tên cầm đầu lộ rõ ý đồ chính trị, chống đối chính quyền và người thi hành công vụ, một số người quá khích còn đập phá tài sản của cơ quan, trụ sở chính quyền xã.

Sau khi nghe lời giải thích, phân tích lý tình, vạch trần bộ mặt thật của cái gọi là “Nhà nước Đề ga”, nói rõ luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ xấu của cán bộ ta thì bà con tự giải tán đám đông, lần lượt trở về làng. Nhiều người trong số những người nhẹ dạ cả tin bọn phản động, cầm đầu, lừa phỉnh người khác đi phá rối trật tự, an ninh khi đã nhận ra sai lầm, lạc lối đã ra trình diện với chính quyền địa phương, những người chạy trốn ra rừng, ra nước ngoài, sau đó cũng lần lượt trở về làng làm ăn, được chính quyền, đoàn thể và cộng đồng giúp đỡ, bao dung đã tự mình cảm thấy ân hận vì đã nghe theo lời xúi giục của bọn phản động.

Nhiều tên cầm đầu các cuộc tụ tập biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự xã hội đã được chính quyền, người dân địa phương và gia đình tuyên truyền, giáo dục, khi nhận thức ra lỗi lầm đã ăn năn hối cải; những kẻ cố tình chống đối, ngoan cố chống lại chính quyền bị các cơ quan chức năng xử lý thích đáng theo luật pháp Việt Nam.

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng huyện Phú Thiện ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”. Ảnh: Thúy Trinh

Các đại biểu tặng hoa chúc mừng huyện Phú Thiện ra mắt mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng”. Ảnh: Thúy Trinh

Tất nhiên, để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như nói trên, có một phần khuyết điểm lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nhiều nơi yếu kém, quan liêu, xa dân, xa làng, thiếu sâu sát, không nắm được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của bà con, không lắng nghe và giải quyết kịp thời, dứt điểm những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ và nội bộ Nhân dân với chính quyền cơ sở, nhất là vấn đề đất đai, việc làm, đời sống của người dân; hoạt động của các đoàn thể như đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh... yếu kém, nhất là bí thư chi bộ, đảng viên, đoàn viên, trưởng thôn, sát mà không sâu.

Nắm được điểm yếu như nói trên, kẻ xấu là tay chân của Ksor Kơk được sự tiếp sức từ bên ngoài thường xuyên len lỏi trong vùng đồng bào dân tộc tuyên truyền, kích động, lừa mị để không ít người nhẹ dạ nghe theo mà đi gây rối, biến họ trở thành người có lỗi với gia đình, cộng đồng. Mặt khác, khi nắm được tình hình có khả năng gây bất ổn, nhiều cán bộ của ta lại đánh giá vấn đề không chính xác, chủ quan nên có những quyết định xử lý chưa đúng, nhất là vụ việc xảy ra hồi năm 2001. Còn nhớ, khi ấy, là “người trong cuộc”, tác giả bài viết này, từ nhiều nguồn thông tin từ cơ sở, biết rõ tình hình người dân tụ tập và kéo đi... đòi đất không chỉ là “đất”, là vấn đề mâu thuẫn “dân sự”, mà là có bàn tay của kẻ địch xúi giục, lừa mị, đe dọa để bà con thực hiện theo ý đồ của chúng.

Sau hơn 22 năm “sự cố” ngoài ý muốn nói trên xảy ra, đã đủ thời gian để chứng minh bộ mặt thật của cái gọi là “Nhà nước Đề ga” và nó đã được phơi bày, âm mưu thủ đoạn và việc làm đen tối của chúng đã bị cộng đồng các DTTS trong tỉnh nhận diện và tẩy chay. Giờ đây, cuộc sống của bà con trong các buôn làng đã trở lại bình yên.

Trở lại những “điểm nóng” ngày trước, chúng ta không khỏi vui mừng về những đổi thay tích cực, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay mỗi năm 2 vụ ở Phú Thiện, Ayun Pa; những cánh đồng mía, vườn cây ăn quả, những đồi chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu... ngút ngàn xanh; những mái trường, con đường được ngói hóa, cứng hóa; tiếng cồng chiêng vang khắp buôn làng trong ngày nghỉ và những đêm trong mùa lễ hội. Dù cho nhiều năm lại đây bị cơ chế kinh tế thị trường tác động tiêu cực, giá cả hàng hóa dịch vụ nông-lâm sản trên địa bàn của Gia Lai không ổn định, nhưng sản xuất vẫn phát triển, đời sống đại bộ phận người dân đã được cải thiện đáng kể.

Chúng tôi xin được trích báo cáo của Tỉnh ủy Gia Lai giữa nhiệm kỳ XVI (2020-2025) để nói lên điều đó, trước khi kết thúc bài viết này: “...Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 bình quân giai đoạn 2021-2023 ước tăng 9,1%; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành ước năm 2023 đạt 71,42 triệu đồng (tức là thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 71,42 triệu đồng); tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 bình quân hàng năm tăng 13,6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 152.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,24%/năm; toàn tỉnh hiện có 91/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng so với đầu nhiệm kỳ (năm 2020) 10 xã; từ năm 2021 đến nay, có 109 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn trên 69.000 tỷ đồng…

Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và phòng-chống dịch bệnh cơ bản được đảm bảo; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, chú trọng; từ năm 2021 đến giữa năm 2023 đã giải quyết việc làm cho gần 67.000 lao động; công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực...”.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.