Kỳ 3: Thủy điện "bức tử" các dòng sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc xây dựng ồ ạt và dày đặc nhà máy thủy điện trên các dòng sông ở Tây Nguyên đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Không những làm thay đổi dòng chảy và hệ sinh thái sông, những “công trình thế kỷ” này còn khiến Tây Nguyên ngày càng trở nên khô khát.  


Từ một dòng sông “chết”…
 

Kỳ 3: Thủy điện "bức tử" các dòng sông ảnh 1

Thủy điện An Khê-Ka Nak đã “bức tử” sông Ba thành “sông chết”. Ảnh: M.T

 

Giữa tháng 9-2010, thủy điện An Khê-Ka Nak (nằm ở thượng nguồn sông Ba, tỉnh Gia Lai) bắt đầu chặn dòng tích nước, chuyển nước từ lưu vực sông Ba sang sông Kôn (tỉnh Bình Định). Cũng từ đó, vùng hạ du sông Ba đoạn chảy qua các huyện, thị xã ở Gia Lai gồm: An Khê, Kông Chro, Ayun Pa, Krông Pa… và cả tỉnh Phú Yên thường xuyên khô cạn. Một con sông dồi dào nước với hệ sinh thái đa dạng bỗng chốc biến thành “sông chết”, kéo theo hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nhiều diện tích nông nghiệp “khát” nước tưới, sinh kế của bà con bị ảnh hưởng nặng nề. Món đặc sản “cá đá sông Ba” tại các địa phương này cũng dần trở nên hiếm hoi rồi… mất hẳn.

Bà Trần Thị Tân (thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đak Pơ) lắc đầu ngán ngẩm: “Nói đến là thấy buồn. Nông dân chúng tôi ở đây trồng ớt, la-ghim nhờ vào nguồn nước sông là chính. Ngày trước bơm tưới thoải mái, chẳng lo thiếu nước, mấy năm nay thì phải tranh nhau mà hút nước tưới để cứu cây trồng, nhất là trong mùa hạn”.

 
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ-Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (Cewarec) đã đưa ra những con số đáng báo động. Theo đó, chỉ riêng 25 công trình thủy điện lớn tại Tây Nguyên đã chiếm dụng 68.195 ha đất, ảnh hưởng đến 25.712 hộ dân (trong đó có 6.875 hộ phải di dời). Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã chuyển đổi trên 80.000 ha đất các loại (đất nông nghiệp, đất rừng…) cho thủy điện. Và đến thời điểm hiện tại, cái giá phải trả cho việc đánh đổi lợi ích kinh tế với sự mất mát về môi trường có thể nói là quá đắt.

Không chỉ thế, thủy điện An Khê-Ka Nak cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà máy nước An Khê và chất lượng nguồn nước sinh hoạt phục vụ cho nhân dân tại địa phương. Khi thủy điện này bắt đầu chặn dòng, nước trên sông Ba hạ thấp 0,5-0,7 mét làm cho khu vực lấy nước tại trạm bơm xuống thấp đến mức báo động. Đồng thời, nước chuyển sang trạng thái tù đọng khiến chất lượng nước không còn đảm bảo, độ đục cao hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Ông Nguyễn Văn Thi-nguyên Phó Trưởng ban Quản lý Nhà máy nước An Khê, nay là nhân viên của Công ty cổ phần Nước Sài Gòn-An Khê cho biết: “Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục của nước nhỏ hơn 5 NTU (đơn vị đo chỉ tiêu độ đục-P.V) trong khi giới hạn tối đa của nước uống chỉ được 2 NTU. Thế nhưng độ đục của nước sông Ba lấy lên trong những ngày nắng đã dao động từ 30 NTU đến 70 NTU, còn mùa mưa thì độ đục tăng vọt lên 500 NTU đến 540 NTU, gấp 270 lần so với mức quy định. Hiện Nhà máy chỉ có máy đo độ đục với mức tối đa là 200 NTU, mỗi lần đo đều bị đứng máy, không thể nào đo được do độ đục quá cao, phải nhờ đến thiết bị của đơn vị khác”.
 

Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đặng Trung Thuận-Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam: Vấn đề đáng bàn ở đây là cả 4 con sông lớn ở Tây Nguyên đều hiện diện các công trình thủy điện tích nước chuyển dòng chảy. Cụ thể: trên sông Sê San, Thủy điện Đak Đrinh (Kon Tum) không trả nước về dòng chính mà trả về sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi). Thủy điện An Khê-Ka Nak trên sông Ba (Gia Lai) chuyển nước sang sông Kôn (tỉnh Bình Định). Thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh (Lâm Đồng) thuộc lưu vực sông Đồng Nai chuyển nước xuống lưu vực sông Cái (tỉnh Ninh Thuận) và sông Lũy (tỉnh Bình Thuận).

Theo ông Thi, nguyên nhân khiến cho độ đục trong nước tăng cao, ngoài tình trạng nước tù đọng, còn là do thủy điện chỉ xả nước ở đáy hồ chứ không xả nước mặt nhằm để tránh sự bồi lấp lòng hồ theo thời gian. Khi mưa đầu nguồn đổ về sẽ kéo theo một lượng bùn non khá lớn. Số bùn này đọng dưới đáy hồ và theo lượng nước xả đổ ra lại hạ du sông Ba-nơi Nhà máy lấy nước.  Để đảm bảo có được một nguồn nước sạch đúng tiêu chuẩn phục vụ cho nhân dân tại khu vực trung tâm thị xã, Nhà máy nước An Khê đã phải tăng gấp 3 lần lượng hóa chất xử lý. Chi phí đầu vào, thời gian làm việc tăng lên, trong khi giá nước vẫn giữ nguyên và khối lượng nước đầu ra lại giảm đáng kể. Công suất hoạt động của Nhà máy cũng phải giảm đi 30%, bởi nếu bơm đúng công suất thì với độ bẩn cao như thế không thể xử lý kịp.

Lượng nước cung cấp cho dân cũng ít đi nên một số khu vực điểm cuối đường ống bị thiếu hụt nước sinh hoạt trầm trọng. Ông Bùi Vĩnh Thạnh (tổ dân phố 4, phường An Bình, thị xã An Khê) cho hay: “Trước kia xài nước máy khỏe lắm, không lo gì cả. Nhưng mấy năm trở lại đây, nước yếu, bơm không lên được, có khi còn bị ô nhiễm. Chúng tôi thấy nản quá nên mới đào, khoan giếng để lấy nước sinh hoạt”.

Chính vì những hệ lụy khôn lường kể trên, cuối tháng 3-2016, sau khi kiểm tra vùng hạ du thủy điện An Khê-Ka Nak, ông Trần Việt Hùng-nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị Chính phủ dừng hoạt động của thủy điện này, trả nước lại cho sông Ba. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn yêu cầu Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo về tình hình xây dựng, vận hành hồ chứa thủy điện An Khê-Ka Nak; đồng thời đề xuất giải pháp để bảo đảm nguồn nước phục vụ cuộc sống nhân dân vùng hạ lưu sông Ba (thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên).

Những dòng sông “không trôi”

 

Dù đang giữa mùa mưa nhưng sông Ba đoạn chảy qua huyện Krông Pa cạn kiệt nước. Ảnh: M.T
Dù đang giữa mùa mưa nhưng sông Ba đoạn chảy qua huyện Krông Pa cạn kiệt nước. Ảnh: M.T

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ-Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (Cewarec) đã đưa ra những con số đáng báo động. Theo đó, chỉ riêng 25 công trình thủy điện lớn tại Tây Nguyên đã chiếm dụng 68.195 ha đất, ảnh hưởng đến 25.712 hộ dân (trong đó có 6.875 hộ phải di dời). Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã chuyển đổi trên 80.000 ha đất các loại (đất nông nghiệp, đất rừng…) cho thủy điện. Và đến thời điểm hiện tại, cái giá phải trả cho việc đánh đổi lợi ích kinh tế với sự mất mát về môi trường có thể nói là quá đắt. Không chỉ có mỗi sông Ba bị “bức tử”, những thủy điện được xây dựng đã chia cắt và làm vỡ vụn các dòng sông thuộc hệ thống sông Tây Nguyên, biến chúng trở thành hệ sinh thái hồ đập với dòng chảy lững lờ.
 

 

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ nhận định: Sông Sêrêpốk, Sê San, Đồng Nai có tài nguyên nước dồi dào, địa hình và địa chất thuận lợi nên bị cuốn theo “cơn sốt” thủy điện là điều không thể tránh khỏi. Đến năm 2015, toàn vùng đã có gần 190 công trình thủy điện lớn, nhỏ đã và đang được xây dựng trên tất cả các sông suối Tây Nguyên với tổng công suất thiết kế lên đến 7.923 MW. Trong đó, trên sông Sêrêpốk có đến 7 nhà máy thủy điện lớn và hàng chục công trình thủy điện nhỏ trên các dòng nhánh; sông Sê San hiện hữu 7 công trình thủy điện lớn đang vận hành cùng ít nhất 238 đập dâng, hồ chứa nhỏ và vừa được xây dựng trên phần thượng lưu; sông Đồng Nai cũng có đến 9 thủy điện lớn và sông Ba với 4 nhà máy thủy điện.
 

 

Theo tính toán của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Đặng Trung Thuận-Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam, các thủy điện trên đã chuyển nước từ Tây Nguyên về miền Trung với khối lượng lớn 130 m3/s, khiến Tây Nguyên mất khoảng 2,9 tỷ m3/năm, gây thiếu hụt nước và nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu các hồ chứa nước vào mùa khô.

Minh Triều-Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.