Kỳ 2: Để quá khứ kinh hoàng không lặp lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháp tưởng niệm các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot được dựng lên ở nhiều nơi nhưng lớn nhất và ám ảnh nhất là tại “Cánh đồng chết” Choeung Ek.

Cuộc cưỡng chế di cư lớn nhất trong lịch sử hiện đại

Địa điểm tham quan cuối cùng của chúng tôi ở Choeung Ek là Tháp tưởng niệm. Tháp cao tới 17 tầng nhưng chỉ đủ chỗ để lưu giữ gần 9 ngàn hộp sọ và những chiếc xương chính của cơ thể nạn nhân. Thi thể mười mấy ngàn người vô tội khác vẫn còn nằm dưới lòng đất trong những hố chôn tập thể.

 
Du khách xem những bức tranh tái hiện cảnh tra tấn tại “Cánh đồng chết”.
Du khách xem những bức tranh tái hiện cảnh tra tấn tại “Cánh đồng chết”.

Theo lời người thuyết minh, con số 17 gợi nhớ đến ngày 17/4/1975, ngày mà quân Khmer Đỏ hành quân vào Phnom Penh và đông đảo người dân đổ ra đường đón chào những chiến binh rừng sâu do Pol Pot làm thủ lĩnh. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, Khmer Đỏ đã dùng vũ lực sơ tán toàn bộ dân chúng khỏi các thành phố và thị trấn, một cuộc cưỡng chế di cư có quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Nhiều gia đình phải bồng bế những đứa con còn rất nhỏ hoặc đưa người già, bệnh nhân và người tàn tật đi theo. Thế nên, chẳng bao lâu sau bắt đầu thấy xác người nằm rải rác hai bên đường.

Để tái kiến trúc xã hội theo hình thức mà Pol Pot đã thai nghén (xây dựng nền “chuyên chính vô sản kiểu Khmer Đỏ” và một “xã hội công bằng” tuyệt đối), quân Khmer Đỏ đã cưỡng chế hàng triệu người dân thành thị về vùng nông thôn làm việc như nông dân, biến họ thành “vô sản” thực sự bởi ra đi mà không được mang theo bất cứ tài sản có giá trị nào. Sở hữu cá nhân hoàn toàn bị loại bỏ. Tiền tệ và quan hệ mua bán bị thủ tiêu. Chế độ nhà nước toàn trị được thiết lập.

Khi đến các làng quê, người thành thị bị tách ra khỏi gia đình, bị lùa vào các trại tập trung như nô lệ, bị bỏ đói hoặc chỉ được nhận khẩu phần ăn ít ỏi. Trong khi đó họ lại phải làm việc đầu tắt mặt tối trên cánh đồng và thường xuyên bị đánh đập, tra tấn dã man vì những vi phạm vặt vãnh, thậm chí không có lý do nào cả. Lén lút ăn uống và tìm bới đồ ăn bị coi là tội chống lại nhà nước. Kinh khủng hơn, Khmer Đỏ quyết “cào bằng giai cấp” bằng cách cải tạo hoặc tàn sát lực lượng trí thức, thành phần mà bọn chúng cho là chống đối, là làm gián điệp cho nước ngoài và là những kẻ phản cách mạng. Khoảng 90% lực lượng trí thức của Campuchia đã bị giết hại trong thời gian này.

 

Mộ tháp chứa gần 9.000 hài cốt nạn nhân ở Choeung Ek.
Mộ tháp chứa gần 9.000 hài cốt nạn nhân ở Choeung Ek.

Ngoài những trí thức tiểu tư sản có bằng cấp, những ai đeo kính hoặc không có chai tay cũng bị khép vào lực lượng này. Trên những cánh đồng công xã, thường xuyên có những tên lính Khmer Đỏ nhảy bổ tới, giật tay những người đang lao động khổ sai để kiểm tra. Người nào không có chai tay thì bị đánh đập dã man, áp tải đến những trại tù khét tiếng để tra tấn, giết hại.

Cồn cào nỗi uất hận

Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá Cung Xam At (58 tuổi, quê quán tỉnh Svay Rieng, hiện đang sống ở thủ đô Phnom Penh, công tác tại Bộ Quốc phòng Camuchia) bùi ngùi xúc động nói: Giai đoạn đó đất nước tôi chỉ có 8 triệu dân mà bị chết đói và bị Khmer Đỏ giết gần 3 triệu người. Gia đình nào cũng có người bị giết. Trong số bà con họ hàng của tôi, có gia đình gồm 5 người mà cả 3 người lớn đều bị sát hại, chỉ còn lại 2 đứa con nít.

Năm 1977, khi vừa tròn 17 tuổi, sợ bị Khmer Đỏ bắt đi lính hoặc vô cớ giết chết, tôi chạy bộ 25km, liều mình vượt qua trạm kiểm soát của chúng để chạy ra biên giới rồi vượt biên sang tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Tôi may mắn được gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam, học trường sĩ quan hải quân 4 năm rồi trở về Campuchia đánh lại quân Khmer Đỏ.

Một số người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần của Khmer Đỏ nhưng lại bị thương tổn nặng nề nên hàng chục năm sau vẫn không thể chữa lành. “Tôi luôn cảm thấy nỗi đau trong sâu thẳm. Tôi đã rời khỏi đất nước để che giấu chuyện của tôi. Khoảng 10-12 người đàn ông đã đánh và hãm hiếp tôi đến bất tỉnh. Khi tỉnh dậy trên đồng, không có mảnh vải che thân, tôi giống như một con vật, không còn lại gì. Tôi không thể quên được nỗi đau về thể xác cũng như tinh thần. Từ thời Khmer Đỏ đến nay, tôi và gia đình bị cộng đồng xa lánh. Ngày nào tôi cũng buồn và cảm thấy lãnh đạm với mọi người”, một phụ nữ giấu tên cay đắng nói.

 

Bên trong tháp tưởng niệm ở Choeung Ek.
Bên trong tháp tưởng niệm ở Choeung Ek.

Một nạn nhân nam giới cũng đã chịu đựng những cơn ác mộng suốt mấy chục năm qua. Ông thường xuyên làm từ thiện với hy vọng dịu bớt những ký ức kinh hoàng. Từng bị Khmer Đỏ bắt giam tại tỉnh Siêm Riệp, trong tù, ông bị trói và tra tấn nhiều lần, bị đánh đến ngất và buộc phải ăn phân. Có lần ông bị buộc phải đánh một đứa trẻ rồi tự đánh mình trong nỗi đau đớn và sợ hãi. Một lần khác ông chứng kiến cảnh chúng giết một người phụ nữ. Một lính gác tên là Chon tìm thấy 2 quả chuối trên người một tù nhân nữ. Hắn hỏi cô, mày ăn cắp chúng từ đâu? Tao đã bảo chúng mày làm việc chứ không phải ăn cắp. Cô ấy trả lời, tôi không ăn cắp, một người lính đã cho tôi. Thế nhưng Chon không tin cô ấy. Hắn lôi ra một cái rìu từ sau lưng và đánh vào cổ cho đến khi cô gục xuống. Sau đó hắn lấy một cái cuốc tiếp tục đánh. Cô co quắp lại và chết. Hắn yêu cầu người quét dọn phải chôn cô ấy.

Tâm trạng khá nặng nề khi nghe những câu chuyện ấy song chúng tôi còn bị sốc hơn khi đứng trước núi đầu lâu xương cốt trưng bày phía trong Đài tưởng niệm. Ai nấy lặng người trước hàng ngàn hộp sọ không lành lặn (bị thương tổn vì bị tra tấn dã man) được xếp hàng hàng lớp lớp trong các tủ kính.

Bên cạnh tôi, một người đàn ông Campuchia vẻ mặt trầm tư khẽ chạm tay vào một cái kệ chứa hàng ngàn hộp sọ. Một cụ già đôi mắt ngấn lệ khi thắp nhang cầu khấn tưởng nhớ người thân. Một phụ nữ lặng lẽ đặt hoa lên bệ thờ của đài tưởng niệm và thút thít khóc. Những du khách nước ngoài dường như chết lặng, không thể ngờ giữa cuối thế kỷ 20 văn minh là thế mà còn có những tội ác man rợ như vậy.

Từ “Cánh đồng chết” Choeung Ek có thể cảm nhận những chuyện kinh hoàng bậc nhất trong lịch sử loài người vẫn hiện hữu đâu đây, đặc biệt trong ký ức những nhân chứng ở Campuchia. Chẳng thế mà từ năm 1988, Choeung Ek đã trở thành một trong những địa điểm quan trọng trưng bày và tố cáo những hành vi tàn bạo và dã man của Khmer Đỏ. Năm 1989, Chính phủ Campuchia công nhận “Cánh đồng chết” Choeung Ek là Trung tâm Bảo tồn chứng tích tội ác của Khmer Đỏ và là nơi tưởng niệm và tôn kính đối với những nạn nhân bị giết hại khắp cả nước.

Đại tá Cung Xam At chân tình tâm sự, ông rất vui mừng khi ngày càng có nhiều khách quốc tế đến Choeung Ek. Ông không giấu niềm hy vọng rằng người dân và các tổ chức giáo dục trên thế giới sẽ xem đây là nơi để nhận thức và nhớ về những bài học của nạn diệt chủng, qua đó góp phần thúc đẩy hòa bình, khoan dung, nhân ái để không xảy ra những thảm cảnh kinh hoàng tương tự.

Nhiều người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên ở Campuchia được giáo dục, khích lệ đến tham quan nơi trưng bày các chứng tích về thời kì đau khổ, đen tối nhất của dân tộc để không bao giờ lặp lại sai lầm trong quá khứ.  

Kim Anh/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…