Kpan kể chuyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Lên cao nguyên đi. Đêm thử nằm ngủ trên chiếc ghế kpan mát rượi sẽ được nghe gỗ kể nhiều điều thú vị lắm”-tôi từng rủ rê bạn bè phương xa như vậy.
Trước kia, trên vùng núi rừng Tây Nguyên nơi nào cũng có những căn nhà dài “một hơi ngựa chạy”, dài “như một tiếng chiêng ngân”. Người ta bảo rằng, nhà có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu cô con gái. Không biết có đúng thế không, nhưng hình ảnh thấp thoáng những bóng váy áo thiếu nữ thướt tha qua lại trên sàn nứa hoặc bóng dáng những người phụ nữ “da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hòa” cặm cụi ngồi dệt vải bên khung cửa sổ, dưới gầm nhà sàn... quả là đẹp đến dễ say lòng. Khi mỗi gia đình có một người con gái “bắt chồng”, căn nhà sẽ được nối thêm một gian nữa cho đôi vợ chồng trẻ. Cứ thế mà nhà dài mãi ra, gọi nhà dài là thế.
 Ghế Kpan trong một ngôi nhà dài của đồng bào Ê Đê. Ảnh internet
Ghế Kpan trong một ngôi nhà dài của đồng bào Ê Đê. Ảnh internet
Nếu người Bahnar, Jrai thường tấu chiêng trước sân nhà rông thì người Ê Đê sẽ tấu chiêng trong nhà dài mỗi khi có việc lớn. Vì vậy, trên nhà sàn của gia đình nào có của ăn của để cũng đều có một chiếc ghế kpan dài từ 5 tới 10 m, thậm chí là 15 m để cho dàn chiêng ngồi trình tấu. Voi, ghế kpan, trâu bò, chiêng, ché… số nhiều là những hiện vật biểu hiện sự giàu có, hùng mạnh của một gia đình, một dòng tộc. Nhà nghèo hơn thì chỉ làm kpan điêt (kpan nhỏ) mỏng hơn, thấp hơn. Nhưng không phải nhà người Ê Đê nào trong buôn cũng đủ tài lộc để làm kpan, vì phải qua nhiều lần cúng lễ rất tốn kém. Thêm nữa, vợ chồng chủ nhà phải trải qua hơn 60 mùa rẫy, gia đình khấm khá mới được xin các Yàng cho làm kpan.
Rừng luôn được con người coi là một thực thể linh thiêng nên khi quyết định làm kpan, đầu tiên phải có một lễ nhỏ gồm 1 con gà, 1 ghè rượu xin phép các Yàng cho nhóm người đi vào rừng tìm gỗ. Họ phải đi hết cánh rừng này sang khoảnh rừng kia, tìm chọn được cây phải to từ 2 đến 3 vòng tay người ôm, thẳng đuột, nhất là không có bất kỳ loại cây hay dây leo tầm gửi nào (tượng trưng cho việc gia đình tự mình làm ra của cải mà không phụ thuộc vào ai, cũng không ai nhờ vả vào mình). Phải tìm cho được từ 1 đến 2 cây kích thước giống nhau, vì một bộ ghế kpan để trong nhà phải gồm đủ 3 chiếc: 1 chiếc kpan lớn dành cho đội chiêng, 2 chiếc jhưng ngắn là chỗ ngủ của chủ nhà và cho khách.
Tìm được cây ưng ý rồi, phải đánh dấu lại đó để người khác biết cây đã có người chọn. Đến ngày quyết định đi chặt cây cũng lại phải có ghè rượu, con gà ở nhà để báo với các Yàng việc sẽ làm ngày hôm ấy. Đoàn người vào đến khoảnh rừng, nơi có cây gỗ được chọn thì lại phải cúng 1 lần nữa với con gà, ché rượu để xin Thần rừng cho chặt hạ cây.
Xong các thủ tục, việc chặt cây nhanh chóng được tiến hành. Khi chặt, người ta phải xem xét cây sẽ đổ vào hướng nào, sao cho không làm gãy, hỏng các cây ở xung quanh. Việc làm kpan cũng phải nhanh gọn, không được quá 1 tuần trăng. Điều đặc biệt của những chiếc ghế kpan, jhưng Ê Đê đều có thân và chân liền một khối.
Khi kpan được làm xong, cần phải có lễ báo với Thần rừng, sau đó đoàn trai tráng lực lưỡng mới khởi ghế lên vai mang về buôn. Về đến sân nhà, chưa được đưa ngay lên nhà sàn mà phải có các thiếu nữ xinh đẹp múa điệu grứ phiơr-chim bay. Một lần nữa các chàng trai múa kiếm với sự phụ họa của các cô gái té nước để vừa đón ghế, vừa để phòng có… ma xấu từ rừng theo về. Xong thủ tục này rồi mới được khiêng ghế lên sàn. Ghế được đặt dọc theo chiều dài, phía Nam nhà sàn (dàn chiêng sẽ ngồi quay mặt ra hướng Bắc).
Đây là lúc mừng vui nhất của gia chủ. Kpan lớn thì 1-2 trâu hoặc bò, kpan nhỏ cũng vẫn phải có 1 trâu, 1 bò, heo hiến sinh cho các Yàng để chứng giám và đón nhận. Ở một đầu kpan, nơi chiếc cột nhà thứ 2, là chỗ đặt chiếc hgơr-trống lớn. 1 mặt trống được bịt da trâu cái, 1 mặt bịt da trâu đực. Dưới gầm ghế là những bộ chiêng lớn nhỏ. Sau ngày đón kpan về nhà là đến công đoạn làm tiếp các jhưng, cũng sẽ phải tuần tự các bước như làm kpan, có điều 2 chiếc jhưng chỉ ngắn bằng 1/3 kpan mà thôi. 1 chiếc dùng làm chỗ ngủ cho người đàn ông cao tuổi nhất trong nhà, chiếc còn lại làm chỗ ngủ cho khách quý.
Nếu 1 đêm nào đó được chủ nhà mời lưu lại và ngủ trên kpan, hãy áp tai lên chiếc ghế mát rượi và trơn láng đó, biết đâu sẽ nghe từng thớ gỗ thì thầm kể lại bao điều buồn vui đã từng được chứng kiến dưới mái những căn nhà dài. Hãy thử một lần xem nhé!
 LINH NGA NIÊ KDAM

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.