Kông Chro: Đồng bào Bahnar chung tay bảo tồn nhà rông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, đồng bào Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) chung tay đóng góp kinh phí và ngày công để trùng tu, xây dựng nhiều nhà rông khang trang, to đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở cơ sở.

Chung tay xây dựng nhà rông

Nhà rông làng Tờ Nùng-Măng (xã Ya Ma) hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 1 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa trung tâm làng, có chiều dài gần 20 m, rộng 7 m; cầu thang 2 bên giúp lên xuống thuận lợi. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà lên đến 400 triệu đồng. Chỉ tay về phía nhà rông cũ, ông Đinh Et cho biết: “Nhà rông cũ chật hẹp, sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. Sau khi họp bàn, dân làng thống nhất đóng góp 1 triệu đồng/khẩu. Gia đình tôi đóng góp 5 triệu đồng và tham gia hàng chục ngày công cùng bà con dựng nhà rông”.

2 Người dân làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro đóng góp hơn 1 tỷ đồng làm nhà rông truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh
 Người dân làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) đóng góp hơn 1 tỷ đồng làm nhà rông. Ảnh: Ngọc Minh


Năm 2018, người dân làng Hle Hlang (xã Yang Trung) cũng chung tay đóng góp hơn 1 tỷ đồng đầu tư làm nhà rông vững chãi. Ngôi nhà có tổng diện tích hơn 100 m2, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 1.000 m2, phía trước có khoảng sân rộng, cây xanh bóng mát. Ông Đinh Bloch-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng-cho hay: “Trước khi làm nhà rông, Ban Nhân dân thôn tổ chức họp để tuyên truyền, vận động bà con tích cực tham gia. Nhận thức việc làm thiết thực vì cộng đồng nên dân làng đồng tình, hưởng ứng. Cùng với đóng góp kinh phí, đàn ông, thanh niên tham gia các công việc như đổ đất san lấp mặt bằng, đẽo cây, chẻ tre đan phên, vẽ họa tiết hoa văn, trang trí nhà rông”.

Ngắm ngôi nhà rông được dựng bằng chính công sức của dân làng, ông Đinh Văn Lich-Bí thư Chi bộ làng Blà (xã Đak Song) chia sẻ: “Làng có 90 hộ với gần 400 khẩu, chủ yếu là người Bahnar. Để có kinh phí dựng nhà rông, cả làng tích cực làm lụng, tiết kiệm chi tiêu và đóng góp 500 ngàn đồng/khẩu; chuẩn bị nguyên vật liệu, thuê thợ dựng nhà. Cuối năm 2021, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ đồng”.

Theo ông Lich, trước đây, gỗ là nguyên liệu chính để dựng nhà rông. Hiện nay, dân làng thống nhất sử dụng nguyên liệu hiện đại kết hợp nguyên liệu tự nhiên. “Sự phối hợp này giúp nhà rông vẫn giữ được kiến trúc truyền thống, đáp ứng không gian đủ rộng để làng tổ chức hội họp; thanh niên luyện tập văn nghệ, thể dục-thể thao, học đánh cồng chiêng. Ngoài ra, nhà rông còn là nơi trưng bày những thành tích của làng đạt được trong mọi hoạt động như thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, hội thi văn hóa, văn nghệ... Đây cũng là nơi treo, dán khẩu hiệu tuyên truyền giúp bà con nâng cao ý thức trong thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”-ông Lich nói.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Người Bahnar tại huyện Kông Chro chiếm khoảng 75% dân số, sinh sống ở 74 thôn, làng. Những năm qua, cùng với việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, huyện luôn chú trọng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.  

Nhà rông làng Nhang Lớn (xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro) được xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Minh
Nhà rông làng Nhang Lớn (xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro) được xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Minh


Tại xã Đak Kơ Ning, đến nay, các thôn, làng đều có nhà rông rộng rãi, khang trang. Toàn xã có 14 đội cồng chiêng, 26 tổ dệt thổ cẩm và duy trì nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Chủ tịch UBND xã Phạm Huy Vân cho biết: “Những năm qua, các ban ngành, hội, đoàn thể luôn tích cực tuyên truyền, đồng hành cùng người dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là vận động bà con chung tay tôn tạo, nâng cấp, xây dựng nhà rông. Nhờ vậy, người dân luôn có ý thức về gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như phát huy hiệu quả của nhà rông”.

Trao đổi cùng P.V, ông Nguyễn Văn Đát-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kông Chro-khẳng định: “Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nhà rông truyền thống, thời gian tới, chúng tôi tích cực phối hợp với các địa phương tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ nhà rông. Đồng thời, chú trọng sửa chữa, tôn tạo để kéo dài tuổi thọ công trình, gìn giữ giá trị truyền thống của nhà rông, gắn nhà rông với không gian sinh hoạt văn hóa, cuộc sống hàng ngày của người dân, buôn làng”.

 

 NGỌC MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.