Cộng đồng góp sức dựng nhà rông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ủy xã Ia Krai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai. Trong đó, việc triển khai Nghị quyết về “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông” đạt nhiều kết quả tích cực.
Ông Rơ Lan Hlinh-Bí thư Chi bộ làng Bi Ia Yom-cho hay: Nhà rông là biểu tượng văn hóa của người Jrai. Vì vậy, cách đây 5 năm, khi nhà rông của làng xuống cấp trầm trọng, nhiều người lớn tuổi trong làng rất trăn trở. Năm 2017, khi Đảng ủy xã ra Nghị quyết “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông”, ngay lập tức Chi bộ cũng ra nghị quyết và phối hợp với Ban Nhân dân thôn thực hiện. Tuy cuộc sống của dân làng lúc đó còn khó khăn nhưng khi được vận động, 60 hộ dân trong làng đều đồng tình hưởng ứng đóng góp 3 triệu đồng/hộ, riêng hộ nghèo và cận nghèo đóng 1-1,5 triệu đồng/hộ. Kết quả, sau gần 2 năm quyên góp, làng đã thu được 230 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 190 triệu đồng, xã hỗ trợ 10 triệu đồng, doanh nghiệp ủng hộ 30 triệu đồng. “Nhân dân thống nhất làm nhà rông bằng bê tông xi măng. Ngày cúng động thổ, người dân rất phấn khởi. Nhà nào cũng góp rượu, cơm lam, gà và cùng nhau đánh chiêng, múa xoang”-ông Hlinh nói. Còn già làng Puih Phơng bày tỏ: Từ ngày có nhà rông mới, mỗi lần làng tổ chức lễ hội hoặc cúng mừng lúa mới, bà con đều tập trung về đây đông đủ. Niềm vui tinh thần trở thành động lực để dân làng tập trung làm ăn phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống của bà con ngày càng được cải thiện. Làng hiện còn 7 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo trong tổng số 80 hộ. Nhiều hộ khá lên nhờ trồng cà phê, cao su và điều.
Nhà rông mới của làng Tung Breng (xã Ia Krai, huyện Ia Grai). Ảnh: Nhật Hào
Nhà rông mới của làng Tung Breng (xã Ia Krai, huyện Ia Grai). Ảnh: Nhật Hào
Tại làng Tung Breng, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng hơn 70 hộ dân đều đồng thuận đóng tiền làm nhà rông. Ngay cả các hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm nhưng vẫn đóng góp 3 triệu đồng/hộ như các gia đình khác. Vì thế, chỉ sau thời gian ngắn phát động, làng đã thu được tổng cộng 280 triệu đồng để làm nhà rông mới, trong đó, người dân đóng góp 260 triệu đồng, số còn lại do các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ. Gia đình bà Rơ Châm Hồng ngoài đóng góp 3 triệu đồng còn tham gia ngày công san gạt mặt bằng, tự kéo ống dẫn nước từ giếng của nhà ra phục vụ việc xây dựng nhà rông. Bà Hồng bộc bạch: “Nhà rông là biểu tượng văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, gia đình mình luôn sẵn sàng đóng góp để xây dựng, sửa chữa và bảo vệ công trình”. Còn ông Siu Don-Bí thư Chi bộ làng Tung Breng-cho hay: “Ngày nhà rông hoàn thành, bà con đi làm ăn ở nơi khác cũng trở về dự lễ. Giờ có nơi tổ chức lễ hội, sinh hoạt, dân làng ai nấy đều vui mừng”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đức Tấn-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia Krai-cho biết: Xã có 5 thôn, 10 làng. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tất cả các thôn, làng đều đã có nhà văn hóa để sinh hoạt, hội họp. Đặc biệt, các làng người Jrai đều tâm huyết duy trì, bảo vệ nhà rông vì đó là biểu tượng văn hóa của dân tộc. Vì vậy, khi thấy một số nhà rông xuống cấp, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông”. Sau 4 năm triển khai, đến nay, 4 làng có nhà rông xuống cấp đã vận động người dân đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để xây mới. “Sau khi xây dựng, các làng đã phân công, giao trách nhiệm cho một số người có uy tín trông coi, bảo vệ công trình. Tới đây, xã tiếp tục rà soát những nhà rông xuống cấp và chỉ đạo các chi bộ triển khai vận động Nhân dân đóng góp sửa chữa, làm mới nhằm giúp bà con có nơi sinh hoạt, hội họp, gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình”-ông Tấn thông tin thêm.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.