Kinh tế hợp tác: "Bệ đỡ" nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã có sự phát triển cả về lượng và chất góp phần tạo ra những sản phẩm đặc trưng, chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hiệu quả kinh tế hợp tác

Tháng 8-2021, HTX Nông nghiệp và dịch vụ thanh niên xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) được thành lập với 17 thành viên, kinh doanh một số lĩnh vực như: liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cây thuốc lá, chăn nuôi, cung ứng vật tư nông nghiệp. Trong đó, thành viên là các đoàn viên, thanh niên của xã với nguồn vốn 10-15 triệu đồng/người. Ngoài ra, một số thành viên còn góp thêm 2 máy cày, 2 xe tải để chuyên chở hàng hóa. Đến nay, HTX đã liên kết được 20 hộ dân trên địa bàn xã Đất Bằng sản xuất và tiêu thụ hơn 10 ha cây thuốc lá. Anh Kpă Séo-Giám đốc HTX-cho biết: Mục tiêu của HTX là tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ tại chỗ để khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương; liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm làm ra.

Tương tự, để giúp các thành viên HTX và người dân xã Glar (huyện Đak Đoa), nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy sản xuất cà phê sạch bền vững, canh tác lúa nước, chanh dây theo hướng hữu cơ, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Lam Anh đã triển khai mô hình vườn chuyển đổi, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và các chế phẩm sinh học. Các hộ dân tham gia mô hình được HTX hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân vi sinh, phân ủ, phân gà hữu cơ, thuốc trừ sâu bằng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Hiện HTX đang liên kết với hơn 200 hộ dân sản xuất khoảng 100 ha cà phê sạch. Ông Lê Hữu Anh-Giám đốc HTX-cho hay: Quy trình canh tác kỹ càng theo định hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch đã giúp người dân giảm chi phí đầu tư 10-15 triệu đồng/ha. Chúng tôi hy vọng 3-5 năm tới sẽ nhân rộng mô hình để dần thay đổi tư duy của người sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Ông Nguyễn Tuấn Duy-Giám đốc HTX Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng-giới thiệu cà phê chế biến ướt. Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Tuấn Duy-Giám đốc HTX Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng-giới thiệu cà phê chế biến ướt. Ảnh: Lê Nam

Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Duy-Giám đốc HTX Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) thông tin: HTX được thành lập từ năm 2018 với 37 thành viên. Đến nay, HTX đã xây dựng dự án liên kết với hơn 300 hộ dân trên địa bàn huyện sản xuất, tiêu thụ với diện tích hơn 600 ha cà phê. Ngoài ra, HTX hướng dẫn người dân sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP và thay đổi tư duy trong sản xuất, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh để vừa bảo vệ môi trường và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. “Để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, HTX đã đầu tư máy tách màu, máy xát vỏ cà phê tươi chế biến ướt. Muốn cà phê chất lượng để hướng đến xuất khẩu thì cần phải liên kết các vùng trồng cà phê lại với nhau. Hợp tác xã cũng đã lên kế hoạch xây dựng đề án phát triển cà phê vùng biên giới, muốn vậy thì cần phải liên kết giữa các huyện để cùng nhau vươn xa”-ông Duy chia sẻ.

Xu hướng tất yếu

Hiện toàn tỉnh có khoảng 458 tổ hợp tác với 3.149 thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; có 299 HTX nông nghiệp, 2 liên hiệp HTX với tổng số khoảng 9.800 thành viên, với tổng số lao động làm việc thường xuyên khoảng 1.300 lao động. Trong đó, có 32 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và 260 HTX nông nghiệp thành lập mới từ năm 2014 đến nay; 144/182 xã đã có HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Hiện có 81 HTX liên kết với doanh nghiệp; 32 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh xác định tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản; phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn ứng dụng công nghệ cao kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu… Do đó, để đưa nông sản Gia Lai đi xa cần có sự liên kết giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp và liên kết giữa các địa phương, liên kết vùng.

Mô hình trồng bắp sinh khối của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nghĩa Hòa phát triển tốt. Ảnh: Lê Nam

Mô hình trồng bắp sinh khối của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nghĩa Hòa phát triển tốt. Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Các HTX trên địa bàn huyện đã huy động nhiều nguồn lực, thu hút thêm thành viên tạo việc làm cho người lao động, là chỗ dựa tin cậy của các hộ sản xuất nhỏ, kinh tế hộ gia đình. Để giúp HTX hoạt động hiệu quả hơn, thực sự là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò quản lý của chính quyền các cấp; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong huy động nguồn lực để phát triển kinh tế tập thể. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí HTX trong nền kinh tế thị trường. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cho HTX, lựa chọn cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết; làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và cung cấp kịp thời nguồn thông tin có liên quan cũng như tư vấn pháp luật cho HTX.

Còn theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh Nguyễn Công Sơn: “Để phát triển HTX, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các đơn vị HTX nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh những thiếu sót trong hoạt động quản lý điều hành; đồng thời, quan tâm hỗ trợ giải quyết và tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng... cùng với HTX và nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức, cá nhân tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể”-ông Sơn thông tin thêm.

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vũ Ngọc An cho hay: Qua hơn 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và được sự tạo điều kiện của các sở, ngành, địa phương, các HTX nông nghiệp và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.