Kịch bản tiếp theo là gì sau 2 ngày bạo lực đẫm máu ở Dải Gaza và Israel ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Sau 2 ngày bạo lực, tại Dải Gaza, ít nhất 313 người Palestine đã thiệt mạng và gần 1.990 người bị thương; còn tại Israel, ít nhất 350 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương, "hàng chục" dân thường và binh lính đã bị Hamas bắt làm con tin.
Một nhà thời Hồi giáo ở Dải Gaza bị phá hủy. Ảnh: Reuters

Một nhà thời Hồi giáo ở Dải Gaza bị phá hủy. Ảnh: Reuters

Cuộc xung đột bùng phát đúng ngày kỷ niệm 50 năm Chiến tranh năm 1973, trong đó các quốc gia Ả Rập tấn công Israel vào ngày Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái.

Cùng với việc bị tấn công ở phía Bắc, hôm 8/10, quân đội Israel thông báo, Hezbollah – lực lượng vũ trang kiểm soát khu vực miền Nam Liban – đã tập kích vào các đơn vị Israel đồn trú ở vùng Shebaa Farms.

“Vì tình đoàn kết với lực lượng kháng chiến Hamas. Chúng tôi đã tấn công 3 vị trí quân đội Israel gần khu vực Shebaa Farms”, Hezbollah tuyên bố.

Israel kiểm soát Shebaa Farms (khu vực giáp biên giới Israel – Liban) từ năm 1967. Tuy nhiên, Liban không chấp nhận thực tế này.

Trước sự leo thang xung đột, Ameer Makhoul, một nhà phân tích người Palestine, nêu quan điểm: “Đây là một cuộc tấn công chiến lược chưa từng có, rất khó xác định kết cục vì tính chất bất thường của đợt leo thang. Ngay cả khi cuộc tấn công của Hamas kết thúc, tác động sẽ còn lâu dài và mang tính chiến lược”.

Về nội bộ chính phủ Israel, cùng với việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tình trạng chiến tranh, chuyên gia Makhoul nói: “Có một tình trạng hỗn loạn về tình báo, quân sự và chính trị ở Israel”.

Các nhà phân tích cho rằng Israel hành động rắn để đáp trả cuộc tấn công của Hamas bằng việc triển khai binh sĩ tới Dải Gaza, thay đổi thực tế hiện trạng đã tồn tại kể từ khi nước này rút lực lượng vào năm 2005.

Ở một phương diện khác, thế giới Arab và quốc tế với những nỗ lực gấp gáp có thể làm giảm leo thang cả tình hình lẫn mức độ trả đũa quy mô lớn từ Israel. Israel có thể lựa chọn phản ứng mạnh mẽ nhưng có tính toán mà không đảo ngược hoàn toàn chiến lược ngăn chặn của mình.

Theo một số chuyên gia, có những yếu tố thúc đẩy Israel giảm leo thang, bao gồm cả việc phương Tây không muốn tham gia một cuộc xung đột lớn khác trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn và bạo lực xảy ra khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực ngoại giao làm trung gian cho một thỏa thuận bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel.

Có thể bạn quan tâm