Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Thu gom rác là một trong những công việc chính của người dân tại Soweto West, một khu vực nhỏ nằm trong lòng Kibera, thủ đô Nairobi của Kenya. Với dân số khoảng 200 người, Kibera là một trong những khu dân cư đông đúc và khó khăn nhất châu Phi.

684698b8889ebimage.jpg
kenya-slum-cryptocurrency-94570.jpg
Quầy bán rau và khoai tây chiên chấp nhận thanh toán bằng bitcoin tại Kibera. (Ảnh: Independent.co)

Thế nhưng, điều đáng chú ý là những tấm bảng nhỏ với dòng chữ “Chúng tôi chấp nhận bitcoin tại đây”, xuất hiện ngày càng nhiều. Người dân nơi đây đang sử dụng loại tiền mã hóa này như một phần của sáng kiến mở rộng dịch vụ tài chính đến các cộng đồng khó tiếp cận với hệ thống ngân hàng truyền thống, thông qua các khoản trợ cấp kỹ thuật số được phát hành bởi AfriBit Africa, một công ty công nghệ tài chính của Kenya.

Bitcoin được chấp nhận tại Kibera vì nhiều lý do. Thanh toán bằng bitcoin, giúp tiết kiệm thời gian và an toàn. Những người thu gom rác sau mỗi ngày làm việc vất vả, có thể quét mã để nhận thanh toán bằng bitcoin, tránh bị đánh mất hay bị cướp.

Những tiểu thương kinh doanh thực phẩm thiết yếu, hay chỉ là một quầy bán rau nhỏ, cũng cho phép khách sử dụng bitcoin để mua hàng, vì hình thức này không mất phí giao dịch, lại giúp tiết kiệm và có thể sinh lời nếu giá bitcoin tăng.

Đặc biệt, theo ông Ronnie Mdawida, đồng sáng lập AfriBit Africa, sức mạnh của bitcoin nằm ở chỗ nó trao quyền cho những người từng bị loại khỏi hệ thống tài chính chính thức. Không cần giấy tờ tùy thân hay tài khoản ngân hàng, bất kỳ ai cũng có thể tạo ví điện tử trong vòng 2 phút, thực hiện giao dịch và bắt đầu tiết kiệm – một hình thức tiếp cận tài chính đơn giản nhưng đầy tiềm năng.

kenya-slum-cryptocurrency-44303.jpg
Người đồng sáng lập AFRIBIT Ronnie Mdawida tương tác với sinh viên đang học công nghệ bitcoin tại các văn phòng Afribit ở ngoại ô Kibera. (Ảnh: Independent.co)

Tuy nhiên, liệu đồng tiền này chỉ mang đến toàn lợi ích và hy vọng? Trên thực tế, bitcoin với sự biến động lớn và đòi hỏi nền tảng công nghệ nhất định như điện thoại thông minh và internet – có thể không phù hợp với các cộng đồng còn yếu về hạ tầng và kiến thức số như Kenya, ông Ali Hussein Kassim, Chủ tịch Liên minh FinTech Kenya cảnh báo.

Để bitcoin có thể trở thành đòn bẩy giúp người dân vươn lên, thay vì chỉ là niềm hy vọng mơ hồ trong vòng xoáy nghèo đói, việc xây dựng một cộng đồng tiền điện tử cần được đầu tư lâu dài và giáo dục bài bản./.

Có thể bạn quan tâm

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null