Không tích hợp giấy phép lái xe trên VNeID có bị phạt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nguyễn Văn Hưng (TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói từ ngày 1-7-2024, người dân không tích hợp giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe trên ứng dụng VNeID sẽ bị phạt, thực hư thế nào?

- Luật sư Trương Văn Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, trả lời: Hiện nay, không có quy định pháp luật hiện hành bắt buộc người dân phải tích hợp giấy phép lái xe hay giấy đăng ký xe vào ứng dụng VNeID. Tuy nhiên, nhà nước hiện đang có chủ trương khuyến khích người dân tích hợp các giấy tờ này vào ứng dụng VNeID để thay thế giấy tờ truyền thống khi thực hiện các thủ tục hành chính.

CSGT kiểm tra giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe trên ứng dụng VNeID
CSGT kiểm tra giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe trên ứng dụng VNeID

Cụ thể, theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ứng dụng VNeID sẽ từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ BHYT… sẽ được khuyến khích tích hợp vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhằm mang đến nhiều tác động tích cực cho xã hội tại nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ.

Theo Thông tư 28/2024/TT-BCA, khi tham gia giao thông, việc kiểm tra thông tin được cập nhật trên ứng dụng VNeID có giá trị tương đương như việc kiểm tra trên các loại giấy truyền thống. Khi thông tin của các loại giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử trên nền tảng ứng dụng.

Như vậy, khi CSGT có yêu cầu kiểm tra, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe… đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID thay vì sử dụng giấy tờ truyền thống như trước. Trường hợp có vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản xử phạt, tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe trên nền tảng ứng dụng.

Tuy nhiên, do số lượng người dân tích hợp, cập nhật thông tin giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe… lên tài khoản định danh điện tử chưa nhiều nên mức độ phổ biến của việc sử dụng ứng dụng VNeID chưa cao. Đồng thời, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với các loại giấy tờ trên nền tảng ứng dụng VNeID còn hạn chế.

Như vậy, hiện nay việc tích hợp các loại giấy tờ cá nhân vào tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID không bắt buộc đối với cá nhân. Tuy nhiên, để hạn chế sử dụng giấy tờ truyền thống (mang theo nhiều loại giấy tờ, hỏng hóc, mờ nhoè…) khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ người dân nên tải ứng dụng VNeID và tích hợp các loại giấy tờ cần thiết để sử dụng cho thuận tiện.

Ngoài ra, việc cập nhật thông tin này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hành chính, hạn chế tình trạng làm, sử dụng giấy tờ giả và đồng bộ hóa công tác chuyển đổi số của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng 100 phần quà cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Chiều 28-8, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người sáng lập “Tủ bánh mì 0 đồng” cho biết: Thầy mới nhận được 1 tấn gạo tẻ trị giá 16 triệu đồng, 1.000 cuốn vở và 200 cây bút bi trị giá 6 triệu đồng từ những người bạn làm công tác thiện nguyện ở TP. Hồ Chí Minh.
Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

(GLO)- *Bạn đọc N.T.T. (huyện Ia Grai) hỏi: Chị N.T.L. cần vốn đầu tư chăm sóc vườn sầu riêng nên có hỏi vay tôi 300 triệu đồng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất vườn sầu riêng. Vậy tôi có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất hay không và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn: Bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập

Quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn giúp người dân có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, việc quản lý, vận hành các công trình cấp nước này bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.